Bầu 3 tháng hay thấy bụng cồn cào, có phải mẹ đang ăn uống thiếu dinh dưỡng?

Tình trạng bụng cồn cào khi mang thai những tháng đầu chủ yếu do mẹ bầu và thai nhi bị đói. Vấn đề này sẽ được giải quyết ngay lập tức khi mẹ bầu dùng bữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này. Vậy triệu chứng bụng cồn cào có nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết ngay sau đây nhé.

  • Giải mã tình trạng bà bầu bụng cồn cào khó chịu
  • Những nguyên nhân phổ biến khác khiến bụng cồn cào khó chịu
  • Phương pháp loại bỏ cảm giác bụng cồn cào hiệu quả khi mang thai

Giải mã tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu

Tình trạng cồn cào ruột khi mang thai chủ yếu do mẹ bầu và thai nhi bị đói. Vấn đề này sẽ được giải quyết ngay lập tức khi mẹ bầu dùng bữa. Cho dù đó chỉ là một bữa ăn vặt thì cũng đủ để ổn định được trạng thái cồn cào.

Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng mẹ bầu cần ăn uống càng sớm càng tốt. Tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Việc đói quá lâu có thể khiến trẻ có nguy cơ béo phì sau khi được sinh ra, do cơ thể của bé đã quen với việc tích trữ chất béo.

Tình trạng cồn cào ruột khi mang thai chủ yếu do mẹ bầu và thai nhi bị đói. (Ảnh: Pexels)

Nếu mẹ mới mang thai và gặp phải tình trạng bụng hay cồn cào nhưng mẹ không có cảm giác đói, thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể đang rơi vào tình trạng căng thẳng và lo lắng. Có thể mẹ đang hồi hộp vì không biết sắp tới mình sẽ trải qua những gì hoặc cũng có thể mẹ đang lo lắng cho sức khỏe của thai nhi khi vừa trải qua lần động thai. Khi căng thẳng, lo lắng cơ thể mẹ sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng để hoạt động và đây cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ cảm thấy bụng cồn cào.

Không chỉ 3 tháng đầu mà càng về sau, thai phụ luôn cần lắng nghe cơ thể và chú trọng chế độ ăn uống nhiều hơn để tránh tình trạng bụng cồn cào buồn nôn khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Cơn gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không?

Nguyên nhân khác khiến bụng có cảm giác cồn cào

Ngoài lý do thai nhi bị đói, tình trạng bụng cồn cào còn đến từ những nguyên nhân sau:

  • Uống quá nhiều nước: Uống nhiều nước trong thai kỳ là cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp uống nước quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy no. Ăn ít hơn nhưng sẽ rất nhanh đói.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng: Đồ ăn cay nóng sẽ làm kích thích dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét. Tình trạng đau dạ dày ở mức nhẹ sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác bụng đói, cồn cào.
  • Thay đổi hormon: Hàm lượng hormone có sự thay đổi đáng kể khi mang thai khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bụng cồn cào.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc uống một số loại thuốc như: corticosteroid, somatropin có thể sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đói bụng, cồn cào do tác dụng phụ của chúng.
  • Nhiễm giun sán: Cơ thể nhiễm giun sán sẽ gia tăng sự thèm ăn do thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này khiến cơ thể nhanh bị đói và có cảm giác cồn cào.
  • Thiếu chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng cho cơ thể. Chúng giúp làm chậm sự hấp thu thực phẩm và tăng lượng glucose trong máu để mang lại cảm giác no đủ. Chính vì thế, việc thiếu hụt chất xơ sẽ khiến mẹ bầu nhanh đói hơn.

Bụng cồn cào khi mang thai có thể do tác dụng phụ của thuốc (Ảnh: Pexels)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

“Lật tẩy” 5 nguyên nhân gây ra cơn đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu

Xoa dịu nỗi lo của mẹ vì đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu

Mẹ bầu cần làm gì?

Dựa vào những nguyên nhân như đã đề cập, mẹ bầu có thể giải quyết tình trạng này như sau:

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Mẹ bầu cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất hàng ngày. Ngoài bữa chính, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn những bữa phụ để kịp thời bổ sung.
  • Uống nước đúng cách: Để không gặp phải tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên uống nước đúng cách. Cụ thể, lượng nước uống mỗi ngày không quá 3 lít. Và không nên uống nhiều nước trước và ngay sau khi ăn.
  • Bổ sung chất xơ: Mẹ bầu cần chú trọng bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp mẹ bầu loại bỏ cảm giác bụng cồn cào, xót ruột.

Mẹ bầu không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Hãy loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn của mình nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Rau răm, rau ngót, rau sam, rau ngải cứu
  • Đu đủ xanh và nhãn. Ăn nhiều 2 loại trái cây này sẽ gây co thắt tử cung, nóng trong, táo bón,… thậm chí có thể dọa sảy thai, sảy thai, sinh non.
  • Rượu, bia,… các loại đồ uống có gas, có nhiều đường.
  • Sữa tươi chưa tiệt trùng cũng không tốt cho mẹ bầu
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp như: Gà rán, pizza, khoai tây chiên, thịt hộp, cá hộp.
  • Gan động vật các loại không tốt nếu ăn quá nhiều
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng, dăm bông, nem chua,…

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ khi mang thai (Ảnh: Pexels)

Ăn chín, uống sôi là điều cực kỳ quan trọng, không chỉ trong 3 tháng đầu mà còn trong suốt thai kỳ để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không gây ngộ độc thực phẩm.

Qua những thông tin trên, hẳn bạn cũng nhận thấy rằng tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn không nguy hiểm và đáng lo ngại. Điều quan trọng nhất bạn cần chú trọng là chế độ và thói quen ăn uống hàng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Chúc 2 mẹ con sẽ có một thai kỳ mạnh khỏe với nhiều trải nghiệm thú vị!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nghi Hải