Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường? Khi mới sinh, kích thước “cậu nhỏ” rơi vào khoảng 2,1-3,5cm và là khác nhau ở mỗi trẻ. Trong quá trình chăm sóc trẻ ba mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện bất thường để đưa bé đi khám và xử lý kịp thời.
Nội dung bài viết:
- Kích thước bộ phận sinh dục của bé trai
- Bộ phận sinh dục của bé trai thế nào là bình thường?
- 1 số vấn đề thường gặp khi chăm sóc bộ phận sinh dục của bé trai
- Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé trai không cắt bao quy đầu
Kích thước bộ phận sinh dục bé trai
Ở mỗi trẻ thì bộ phận sinh dục sẽ có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Theo thời gian “cậu nhỏ” sẽ lớn hơn và trở nên cân đối hơn. Khi mới sinh, kích thước của bộ phận này sẽ dao động từ 2,1 – 3,5cm. Nếu kéo nhẹ dương vật và đo từ gốc đến ngọn, loại trừ mô mỡ vùng mu để tính chiều dài mà khoảng cách đo được dưới 1,9cm thì được coi là dương vật bé.
Hiện tượng này xảy ra có thể do bất thường trong tiến trình biệt hóa giới (6-7 tuần đầu tiên của thai kỳ) hoặc do có bài tiết hormone androgen ở giai đoạn sớm của đời sống thai nhi nhưng về sau lại bài tiết ít nên dương vật không phát triển được về kích thước.
Sau đây là vài con số tương đối về kích cỡ “cậu bé” qua các giai đoạn phát triển:
- Kích thước dương vật khi mới sinh: 2,1 – 3,5cm
- Bé trai từ 2 – 3 tuổi: 4,3cm
- Bé trai 10 tuổi: 5,13cm
- Dương vật bé trai từ 11 – 16 tuổi: 6 – 11cm
- Nam giới 18 tuổi: 12 – 13cm, nếu đạt trạng thái cương cứng cực độ, dương vật có thể tăng thêm 6 – 7 cm nữa so với bình thường.
Bộ phận sinh dục của bé sẽ phát triển dần theo thời gian (Ảnh: istockphoto)
Ở một số bé trai dù cân nặng và chiều cao phát triển ổn định, phù hợp lứa tuổi nhưng đôi khi lượng nội tiết tố nam trong cơ thể vẫn “đang ngủ yên”. Hocmon này sẽ tiết ra mạnh mẽ khi bé trai bước vào tuổi dậy thì. Do đó, trẻ có thể hình lớn trong những năm tháng đầu đời những co quan sinh dục chưa phát triển tương thích thì có thể là điều bình thường.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần quan sát hợp lý lúc bé còn nhỏ để đưa bé đi khám chuyên khoa khi bộ phận sinh dục quá nhỏ hoặc xuất hiện những biểu hiện bất thường.
Bạn có thể chưa biết:
Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần phát triển rõ đến mức nào? Có thể biết chính xác bé là trai hay gái chưa?
Hướng dẫn cho cha mẹ – Chăm sóc bộ phận sinh dục của bé trai
Một số vấn đề thường gặp của bộ phận sinh dục cho bé trai
Đây là câu hỏi nhiều bố mẹ luôn băn khoăn, nhất là khi dương vật của con mình khác so với những đứa trẻ khác. Nếu như dương vật của bé: hẹp bao quay đầu, bìu to, lệch tinh hoàn, tụt dương vật,… mà không có các biểu hiện đi kèm như sưng tấy, quấy khóc thì hãy yên tâm. dương vật của con vẫn bình thường.
Còn nếu như vẫn chưa yên tâm, đừng ngần ngại đưa con đi khám bởi cơ quan sinh dục rất quan trọng với con sau này.
1. Hẹp bao quy đầu
Thông thường, khi mới sinh, đa số bé trai sẽ bị hẹp bao quy đầu. Đây hoàn toàn là điều bình thường, không có gì đáng ngại. Bởi khi lớn lên, lớp da của bao quy đầu sẽ tự rộng ra và không bó hẹp. Tuy nhiên, ở một số bé trai, khi lớn lên, da bao quy đầu vẫn chật và không giãn rộng ra được. Trong tình huống này, mẹ buộc phải cho trẻ đi cắt bao quy đầu sớm.
Một số dấu hiệu nhận biết về hẹp bao quy đầu
- Khó đi tiểu
- Nước tiểu làm phồng bao quy đầu
- Sưng tấy
- Tiểu đau rát
- Có mủ
2. Bìu to bất thường
Bộ phận sinh dục to bất thường so với những đứa trẻ khác – đây là một trong những nỗi lo của nhiều ông bố, bà mẹ với con mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bộ phận sinh dục hầu như không ai giống ai, mỗi người đều có kích cỡ riêng, to hay nhỏ cũng đừng quá lo lắng cả.
Sau vài tuần tuổi, sẽ nhỏ dần lại. Nếu bố mẹ vẫn cảm thấy lo lắng, con có những biểu hiện bất thường như:
- Khó khăn khi đi tiểu
- Quấy khóc liên tục
- Bìu vẫn to sau vài tuần tuổi
thì hãy đưa con đi khám để yên tâm nhé.
Bộ phận sinh dục của trẻ sẽ tự nhỏ lại ba mẹ chớ lo lắng quá nhé (Ảnh: istockphoto)
3. Xoắn tinh hoàn
Đây là một triệu chứng khá nguy hiểm, phải xử lý nhanh nếu không muốn để lại hậu quả lâu dài. Sau đây là một số biểu hiện của con khi bị xoắn tinh hoàn:
- Quấy khóc
- Bìu sưng to
- Tinh hoàn rát, đau
- Đi tiểu buốt, gắt
Nếu cấp cứu kịp thời, bác sỹ sẽ mổ gấp để tháo xoắn, cứu được cả 2 tinh hoàn. Nếu quá trễ có thể khiến con mất một bên tinh hoàn hoặc tệ hơn, là mất cả 2 bên.
4. Lệch tinh hoàn
Không cần quá lo lắng nếu con bị lệch tinh hoàn bởi đây là hiện tượng khá bình thường. Sau một thời gian, tinh hoàn sẽ tự trở về đúng vị trí vốn có.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau giúp đẩy nhanh thời gian này:
- Cho bé nằm lên giường
- Dùng tay ấn nhẹ ngang phần háng
Với cách làm này, tinh hoàn sẽ tụt xuống. Ngoài ra, nếu trên 6 tuổi mà tinh hoàn trẻ vẫn chưa về lại vị trí cũ, hãy cho con đi phẫu thuật.
Bạn có thể chưa biết:
Chuyện lạ – Bé trai sinh ra với bộ phận “sinh dục” mọc thêm ở phần lưng
Bộ phận sinh dục thai nhi 11 tuần phát triển như thế nào và có thể siêu âm để biết trai hay gái chưa?
5. Viêm đường tiết niệu
Nghe có vẻ không đúng, nhưng thực tế bộ phận sinh dục của các con dù trai hay gái đều bị viêm
Một số triệu chứng của viêm đường tiết niệu:
- Đau bụng quằn quại
- Sốt
- Quấy khóc
- Bỏ ăn
Bệnh lý này có thể là do con bị dị tật bộ phận sinh dục bẩm sinh. Nếu không cẩn thận, bé sẽ phải lĩnh hậu quả lâu dài, thậm chí biến chứng nặng như nhiễm trùng gây hoại tử ống thận, xơ teo thận, trào ngược bàng quang…
Nếu trẻ bị viêm bộ phận sinh dục sẽ quấy khóc và khó chịu (Ảnh: istockphoto)
6. Lỗ tiểu thấp
Mẹ cần theo dõi xem lỗ tiểu của con có thẳng theo dương vật hay nằm dưới dương vật. Nếu nằm dưới nghĩa là bất thường và cần nhanh chóng đưa con đi phẫu thuật.
7. Tụt dương vật
Tụt dương vật là khi dương vật có kích thước bình thường nhưng bị che lấp bởi đám mô mỡ ở vùng mu. Một số trẻ từ khi mới sinh ra đã bị tụt và một số bé khác bị sua khi cắt bao quy đầu.
Đôi khi, tụt dương vật cũng xuất hiện ở trẻ béo phì.
Trẻ có thể được can thiệp ngoại khoa. Hoặc nếu không, thời gian cũng sẽ là liều thuốc chữa trị bệnh lý này.
8. Sưng tấy dương vật
Đây là hiện tượng bộ phận sinh dục bị sưng. Một số biểu hiện như bé trai bị sưng đỏ bộ phận sinh dục, bị sưng và đôi khi có mủ thì cần đưa con đến kiểm tra ngay.
Khi tắm, hãy vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh và rửa bộ phận sinh dục cho bé một cách cẩn thận. Mặc quần áo cho con ở mức vừa phải, không quá chật. Những thói quen này sẽ giúp giảm sưng cho bé.
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé trai không cắt bao quy đầu
Theo bác sĩ Aubie Diamond, Trường Cao đẳng bác sĩ và là bác sĩ phẫu thuật Ontario (Canada) hướng dẫn các vệ sinh vùng kín cho bé trai sơ sinh trong năm đầu đời nếu không cắt bao quy đầu.
- Ba mẹ hãy dùng một miếng bông sạch để lau, rửa dương vật và phần da bìu của bé nhẹ nhàng bằng sữa tắm hoặc xà phòng dịu nhẹ phù hợp cho trẻ sơ sinh. Sau đó hãy lau khô bằng khăn mềm. Tuyệt đối không được chà xát và mạnh tay khi vệ sinh bùng kín cho con.
- Vệ sinh vùng kín kỹ càng cho con mỗi khi thay tã và tắm cho bé, giúp tránh bị hăm hay nhiễm trùng, có thể gây khó chịu cho trẻ. Không cần thiết phải làm sạch dương vật bằng tăm bông sát trùng.
Có rất nhiều vấn đề có thể nảy sinh khi chăm sóc sức khỏe sinh dục bé trai. Người làm cha mẹ nên chú ý theo dõi và quan sát các biểu hiện bất thường như nổi hạch ở bộ phận sinh dục bé trai, tinh hoàn sưng tấy… Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và kết luận chính xác ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Nguồn thông tin: Hướng dẫn cách vệ sinh “vùng kín” cho bé trai đơn giản, mẹ nào cũng làm được – aFamily
Băn khoăn thường gặp về cơ quan sinh dục của bé – Suckhoedoisong
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!