Biểu hiện trẻ gắt ngủ là gì? Làm sao để bé không gắt ngủ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biểu hiện trẻ gắt ngủ là gì? Sau khi chào đời, bé phải thích nghi với rất nhiều sự thay đổi lớn. Một số bé gặp phải hiện tượng gắt ngủ, khó ngủ, ảnh hưởng tới khả năng phát triển. Đó là những biểu hiện như mặt mũi cau có, ngáp, dụi mắt, gãi tai, quấy khóc… Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Biểu hiện trẻ gắt ngủ là gì?

Dưới đây là một số biểu hiện để nhận biết trẻ đang gắt ngủ. Khi thấy các biểu hiện này, mẹ hãy để bé được ngủ ngay. Đừng cố kéo dài thời gian bé buồn ngủ để ép bé vào giờ ngủ quy định vì sẽ khiến bé thêm mệt mỏi và khi đi qua cơn buồn ngủ rồi sẽ làm bé khó ngủ hơn.

  • Ngáp
  • Quấy khóc dai dẳng
  • Mặt cau có
  • Dụi mắt
  • Gãi tai
  • Mè nheo

Biểu hiện trẻ gắt ngủ của trẻ là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gắt ngủ ở trẻ

Khóc là biểu hiện cảm xúc của trẻ khi trẻ chưa thể nói được. Trẻ khóc liên quan đến giấc ngủ có rất nhiều nguyên nhân như:

  • Trẻ quá buồn ngủ: Nhiều cha mẹ có thể không nhận ra được các tín hiệu khi trẻ buồn ngủ, không cho trẻ đi ngủ sớm khi có nhu cầu. Dẫn đến trẻ quá buồn ngủ, quá mệt vì không được ngủ đúng lúc và đủ giấc.
  • Trẻ ngủ không đủ giấc: Khi đang ngủ trẻ có thể giật mình thức dậy. Trẻ tỉnh giấc khi chưa ngủ đủ giấc sẽ gắt gỏng, khóc lóc, không chịu chơi…
  • Gặp ác mộng: Khi đang ngủ trẻ khóc thét, giật mình. Đây có thể do trẻ gặp một giấc mơ khiến trẻ sợ hãi và căng thẳng.
  • Trẻ bị đầy bụng: Nhiều mẹ thường cho trẻ ngủ bằng cách cho ti ngủ. Nếu sữa mẹ nhiều sẽ làm bé no, đầy bụng. Như vậy sẽ làm trẻ khó chịu đầy bụng, gắt ngủ dữ dội. Gặp trường hợp này nên cho trẻ ợ hơi để bớt đầy bụng rồi hãy cho trẻ ngủ tiếp.
  • Thiếu vitamin D dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Điều này được biểu hiện qua việc hay gắt ngủ, đêm khóc dữ dội, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

Nguyên nhân trẻ gắt ngủ

Làm thế nào để  khắc phục tình trạng bé gắt ngủ?

Các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ

Để khác phục tình trạng gắt ngủ của bé, bố mẹ có thể thiết lập thói quen ngủ đúng giờ cho bé một cách khoa học.

Trẻ sơ sinh dù đang quấy khóc vẫn dễ dàng lăn ra ngủ ngay. Bố mẹ nên cho bé bú và ngủ theo nhu cầu bất cứ lúc nào bé muốn. Sau sinh 6 tuần, thời gian ngủ và bú của bé sẽ giãn ra khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Để tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé, bố cần ghi lại các mốc thời gian giữa việc bé bú, ngủ. Từ đó thay đổi, giãn các cữ bú, giúp giấc ngủ bé kéo dài hơn và đúng giờ hơn. Việc này còn tạo ra sự chủ động về mặt thời gian chăm sóc cho cả bố mẹ.

2. Chú ý quan sát những biểu hiện cho thấy bé buồn ngủ

Khi buồn ngủ bé hay lờ đờ, ngáp, chậm chạp, gãi tai, mè nheo… Việc của bố mẹ là chú ý quan sát, ghi lại những biểu hiện này. Bố mẹ cần cho bé bú no và ru ngủ bé ngay lập tức.

Khi bị quá giấc, cơ thể sẽ không tiết ra được chất melatonin làm dịu cơn mệt mỏi. Từ đó dẫn đến việc trẻ gắt ngủ, liên tục quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu…

Chú ý quan sát những biểu hiện cho thấy bé buồn ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Khi bé ngủ say không nên cho bé bú

Một số mẹ chăm sóc một cách máy móc như cứ canh đúng 30 phút – 1 tiếng sẽ cho con bú 1 lần. Chính vì áp dụng việc này nên dù bé đang ngủ say giấc giữa đêm cũng bị mẹ bắt dậy bú. Việc làm tưởng như chuẩn xác này lại là nguyên nhân làm trẻ bị mất giấc ngủ ngon. Lâu dần nó sẽ khiến trẻ gắt ngủ, khó ngủ hơn.

4. Không rung lắc để ru bé ngủ

Chuyện rung lắc để trẻ nhanh ngủ không phải là chuyện mới lạ. Khi thấy bé quấy khóc, mẹ thường bế bé trên tay vừa đi vừa rung lắc vừa hát ru bé. Một số mẹ còn để bé trên võng hoặc nôi điện và đưa.

Việc này tuy hiệu quả như nó khiến bé ngủ không sâu. Lâu dần bé có thể sẽ bị phụ thuộc vào việc rung lắc này .

Vì thế, để bé không gắt ngủ thì mẹ tránh tạo thói quen không tốt này cho bé. Môi trường ngủ tốt nhất cho bé là trên mặt phẳng, êm ái, thoáng mát và ít tiếng ồn.

5. Chọn không gian bé ngủ phải thoải mái, đủ tối, yên tĩnh

Không gian ngủ cho bé rất quan trọng! Để giấc ngủ bé được sâu và duy trì đủ thời gian, bé nên được ngủ trong phòng thoáng mát, tránh gió lùa, thoải mái và yên tĩnh. Khi bé đang say giấc, mẹ nên hạn chế tối đa ánh sáng và tiếng ồn vì những yếu tố này khiến trẻ khó chịu, dễ gắt ngủ hơn bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chọn không gian bé ngủ phải thoải mái, đủ tối, yên tĩnh

6. Sử dụng âm thanh lặp đi lặp lại

Các bé rất thích nghe những âm thanh đều đều và ngừng khóc khi nghe những tiếng động dễ nghe.  Những âm tiếng  hát ru, tiêng máy sấy tóc, âm nhạc êm dịu, tiếng tivi…

Vì vậy, khi giấc ngủ của bé gặp vấn đề thì mẹ có thể sử dụng những âm thanh tương tự, giúp bé thoải mái hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) để tạo cho trẻ cảm giác quen thuộc, an toàn, dễ đi vào giấc ngủ và loại bỏ tình trạng gắt ngủ cho bé.

Kết luận

Tóm lại trẻ gắt ngủ có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Bố mẹ cố gắng quan sát và phân biệt để biết nguyên nhân và cách khắc phục mỗi khi con gắt. Nếu thấy con có những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ hoặc thiếu ngủ cần cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân và khắc phục tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen