Bé gắt ngủ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy vậy nhưng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ và người mẹ. Vì thế, bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra cách xử lý kịp thời với trẻ.
- Bé gắt ngủ quấy khóc – Những sai lầm khi chăm bé có thể mẹ không ngờ tới
Trẻ sơ sinh gắt ngủ thường là do chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, lý do không phải chỉ từ phía trẻ mà còn đến từ cha mẹ và tác động của xung quanh như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ phòng, do đã quen với việc được mẹ ôm trong lòng khi ngủ hoặc trẻ được ăn quá no trước khi ngủ. Có khá nhiều lý do gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, vậy mới nói chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là một việc dễ dàng với các ông bố bà mẹ.
Bé gắt ngủ quấy khóc – Những sai lầm khi chăm bé có thể mẹ không ngờ tới
Có khá nhiều mẹ để lại bình luận trên một số diễn đàn rằng:
” Em bé mình dạo này hay quấy khóc, gắt ngủ, mình căng thẳng vô cùng tận, xì trét không biết để đâu cho hết. Đến lúc con ngủ rồi thì mẹ cũng mệt nhoài? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng khủng khiếp này các mẹ nhỉ? Hay do mình chăm con sai chỗ nào?”
Hay như một mẹ để lại câu hỏi:
“Chào các mẹ, phải đến khi nào bé mới hết gắt ngủ hả các mẹ? Có phải con thiếu chất gì không? Hay do con đòi bế? Mình hoang mang quá”
bé gắt ngủ quấy khóc
Để trả lời cho những câu hỏi tương tự như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu vì sao trẻ lại gắt ngủ quấy khóc như vậy, ắt hẳn phải có sai lầm ở đâu đó.
1. Không sắp xếp giờ ngủ cố định cho trẻ
Vì sao trẻ gắt ngủ? Trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ cao lớn và phát triển nhanh hơn so với bạn cùng lứa liên tục thiếu ngủ. Và điều này cũng giảm thiểu tình trạng trẻ gắt ngủ quấy khóc. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, các bé 2 tuổi thời nay ngủ ít hơn 40 phút so với bố mẹ trước đây. Điều này gây hại cho sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ
Mẹ có thể quan tâm:
Mách mẹ mẹo hay chữa gắt ngủ cho trẻ sơ sinh để con có giấc ngủ ngon trọn vẹn
2. Mẹ không “hiểu ý” khi bé ngáp ngủ
Bé gắt ngủ quấy khóc
Dụi mắt, cử chỉ chậm chạp, phớt lờ những món đồ chơi ưa thích là những gợi ý của trẻ để mẹ hiểu rằng con buồn ngủ rồi mẹ ơi.
Nhưng có rất nhiều phụ huynh không mấy quan tâm đến những dấu hiệu đó nên đã vô tình bỏ lỡ thời điểm vàng để ru ngủ bé. Nếu bé không được ru ngủ khi mắt đã ríu rìu, cơ thể sẽ không tiết ra melatonin làm dịu cơn mệt mỏi dẫn đến việc bé liên tục quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu… và stress.
3. Bế và đu đưa để ru bé ngủ
Khi thấy trẻ gắt ngủ quấy khóc, nhiều mẹ gần như đêm nào cũng bế và đu đưa bé cả đêm trên tay. Đây không phải là hành vi tiêu cực nhưng nếu mẹ làm thế thường xuyên, bé sẽ phụ thuộc vào vòng tay của mẹ. Có nghĩa, kể cả mẹ có nhẹ nhàng đặt bé vào nôi/ cũi để đi ngủ thì khi tỉnh giấc, bé sẽ khóc toáng, ngậu xị lên vì không còn được nằm trên bàn tay êm ái của mẹ.
4. Cho bé chuyển từ cũi ra giường quá sớm
Đây là một sai lầm cổ điển của các bậc cha mẹ khiến trẻ hay gắt ngủ đêm, quấy khóc. Con vừa tròn 2 tuổi, nhiều mẹ đã vội bé từ cũi ra giường. Nhưng ngay đêm chuyển đổi đó, bé trằn trọc cả đêm không ngủ, thức dậy khi đèn phòng tắt hoặc tỉnh giấc khi có tiếng động nhẹ.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì trước 3 tuổi, nhiều trẻ em chưa sẵn sàng để ngủ một mình trên chiếc giường to lớn. Bé không nhận thức và điều khiển được ranh giới khác nhau giữa giường và cũi.
5. Đặt bé ngủ ở bất kỳ nơi nào có thể
Nhiều nhà khoa học khẳng định: việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động – ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi – khiến trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc hơn do giấc ngủ của bé không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động.
6. Cho bé ăn vào ban đêm
Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.
Mẹ chỉ nên cho bé bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.
7. Bật đèn sáng khi bé ngủ
Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ làm suy yếu thị lực và làm tê liệt sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Chính vì thế mà khi các bé đang ngủ, cha mẹ không nên bật đèn, trừ những trường hợp thật cần thiết.
Dựa vào những sai lầm này mẹ hãy thử một số cách khắc phục tình trạng bé gắt ngủ quấy khóc như sau:
Mẹ có thể quan tâm:
Bé gắt ngủ khóc thét khiến mẹ điên đầu? Nguyên nhân và cách đối phó ra sao?
Bé gắt ngủ quấy khóc
- Trẻ gắt ngủ nên làm gì? Tạo điều kiện môi trường tốt cho phòng ngủ, đảm bảo ánh sáng vừa phải theo sở thích của trẻ, không có tiếng ồn, vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ phòng khoảng 27-28 độ C.
- Quan tâm đến sức khỏe, kiểm tra xem trẻ có bệnh gì không, nếu có thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trị, có hết bệnh và cơ thể bình thường thì trẻ mới ngủ ngon.
- Tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ, không hẳn là đến khi buồn ngủ dúi dụi rồi mới cho trẻ ngủ, nhiều khi cơn buồn ngủ quá lớn cũng không khiến giấc ngủ được khỏe mạnh đâu.
- Tạo thói quen tự ngủ và ngủ vui vẻ, trò chuyện để bé hiểu việc tự ngủ tốt như thế nào, có thể dụ khị rằng con tự ngủ sẽ xinh hơn, thông minh hơn, lời nói dối ngọt ngào mà!
- Không nên cho trẻ ăn quá no vào ban đêm nhưng cũng không để bụng đói mà bắt trẻ đi ngủ. Dạ dày bị làm việc không điều độ cũng khiến bé khó chìm vào giấc ngủ nhanh.
- Mùa lạnh nên đắp chăn cotton cho trẻ ngủ ngon, nếu trời nóng quá thì bật quạt điện nhưng để số vừa phải thôi và cho quạt ở chế độ xoay, tránh quạt thẳng vào mặt trẻ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!