Bị cúm khi mang thai tháng thứ 4 có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… Tình trạng này khiến các mẹ bầu không khỏi hoang mang và lo lắng vì sợ cảm cúm sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thậm chí một số mẹ còn suy sụp, có cảm giác bất an trong suốt thai kì. Bị cúm khi mang thai vào tháng thứ 4 có thể khiến thai nhi bị dị tật và nhiều ảnh hưởng khác. Vì vậy thai phụ cần đến bệnh viện để khám và chữa bệnh trong thời gian sớm nhất.
- Bị cúm khi mang thai tháng thứ 4 ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
- Biểu hiện của bệnh cúm
- Mẹ bầu nên làm gì khi bị cúm?
- Bà bầu nên lưu ý gì trong việc dùng thuốc?
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở cơ thể người, và chắc chắn bệnh lý này rất khó tránh đối với mẹ bầu. Do khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và sức đề kháng cũng yếu hơn nên rất dễ bị virus tấn công gây bệnh. Mẹ bầu mắc bệnh cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu mẹ bị cúm lâu ngày, sức khoẻ sa sút trầm trọng có thể có mắc nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu, em bé sinh ra cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác. Chính vì vậy, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh cúm hãy đi khám ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp, an toàn. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
Bị cúm khi mang thai tháng thứ 4 ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Cúm do virus cúm gây ra có thể khiến thai nhi có nguy cơ dị, đặc biệt là khi mẹ bị cúm trong vòng 13 tuần đầu của thai kì (3 tháng 1 tuần). Ngoài ra khi có triệu chứng ho sốt kết hợp độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Vì vậy phụ nữ mang thai bị cúm có thể dẫn tới những dị tật bẩm sinh như:
- Hở hàm ếch
- Bệnh tim bẩm sinh, hở van tim…
- Khiếm khuyết trên cơ thể
Các virus cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Do não bộ của thai nhi còn non yếu rất dễ bị tổn thương nên khi mẹ bầu bị cảm cúm có khả năng khiến bé bị rối loạn tâm thần. Cộng với đó là sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh là những tác nhân ảnh hưởng xấu đến não bộ của thai nhi. Đặc biệt, khi nhiệt độ cơ thể mẹ tăng trên mức 39°C cần đặc biệt chú ý. Các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.
Tuy nhiên không phải lúc nào cảm cúm cũng gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi. Do đó, khi phát hiện bị cúm, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và cứu chữa kịp thời.
Bài viết liên quan:
Biểu hiện của bệnh cúm
Biểu hiện của bệnh cảm cúm là sự thay đổi của cơ thể đối với thời tiết như: mưa, nắng, khí hậu nắng ẩm đột ngột, thất thường… chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị cúm, hoặc có thể lây từ người bị bệnh. Người mắc bệnh cảm cúm sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức toàn thân, cơ bắp nặng nề, mệt mỏi… Bên cạnh đó, người bệnh còn có những biểu hiện như sổ mũi, ho, sốt, hắt hơi, cảm lạnh… Đây là những biểu hiện bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai bị cúm kèm buồn nôn, chóng mặt thì phải cực kì thận trọng. Lúc này virus cúm sẽ làm thân nhiệt của mẹ tăng lên gây sốt, sổ mũi, rát họng, rối loạn sự trao đổi chất sinh độc tố ảnh hưởng đến thai nhi.
Nguy hiểm hơn cả là khi mẹ bầu bị cúm, virus có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai, gây bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não…
Mẹ bầu cần làm gì khi bị cúm?
- Đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời
- Khi bị cảm cúm thông thường mẹ bầu cần nghỉ ngơi và thư giãn
- Uống nhiều nước để giảm quá trình mất nước khi sốt
- Uống nước trái cây giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch
- Bồi bổ cơ thể bằng các món dễ ăn như cháo loãng, súp, sữa… để hệ tiêu hóa dễ hấp thu; cơ thể mau chóng hồi phục
- Hạn chế vận động mạnh; không để cơ thể quá nóng
- Có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu đau nhức, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Nếu triệu chứng cảm cúm, thấy nôn ói, khó thở, sốt cao, choáng váng… cần tìm đến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp
Bài viết liên quan:
Bà bầu nên lưu ý gì trong việc dùng thuốc?
Bà bầu bị cảm có nên uống thuốc không? Việc dùng thuốc điều trị cảm cúm trong quá trình mang thai không được khuyến khích. Việc này có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Đa số thuốc điều trị cảm cúm đếu có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, thai nhi bị dị tật, nhiễm độc thai nghén… nếu mẹ dùng thuốc không đúng cách và không đúng liều lượng.
Cần tuyệt đối tránh tự ý mua thuốc và giữ tâm lý uống một chút sẽ không ảnh bưởng. Bởi chúng có thể là hiểm họa dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Khi cúm khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Tổng kết
Bị cúm khi mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu cần đến bệnh viện để chữa trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ là người có chuyên môn và am hiểu cơ thể, vì vậy mẹ sẽ được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp để không làm ảnh hưởng đến mẹ và con.
Xem thêm:
- Mang thai 13 tuần bị cảm cúm liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?
- Bị cảm cúm có ảnh hưởng khả năng thụ thai không?
- Bị cúm khi mang thai tuần đầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!