Tay Chân Miệng chắc hẳn là căn bệnh không còn gì xa lạ với các mẹ. Nhưng chính vì nghe cái tên vô cùng đơn giản như vậy. Nhiều mẹ đã quá chủ quan khi nghĩ, đây chỉ là một bệnh bình thường.
Bệnh Tay Chân Miệng là bệnh ở người do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh xuất hiện bất kỳ thời gian nào trong năm. Nhưng thường bùng phát vào mùa thu và hè. Khoảng thời gian này là lúc giao mùa. Và cũng là khi hệ miễn dịch suy yếu, dễ lây bệnh.
Với trẻ bắt đầu đi học mầm non. Trong môi trường có rất nhiều nguồn lây bệnh. Trẻ sẽ dễ dàng mắc phải bệnh Tay Chân Miệng. Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vô cùng xấu. Bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Sau đây là chia sẻ của một người mẹ (chị H.), hiện có con gái 4 tuổi (bé L.) đang học tại một trường mầm non trên địa bàn Hà Nội.
Khoảng 1 tháng trước, chị H. đón con gái đi học về trong tình trạng con có vẻ mệt và chán ăn. Cô giáo đề nghị cha mẹ theo dõi con thêm.
Bé L. ngày thường là một cô bé hoạt bát, hay nói cười, và trộm vía ăn rất tốt. Nhưng hôm đó, cả chiều về cô bé chỉ nằm mệt và không chơi đùa với em gái như mọi khi. L. sốt và từ chối ăn tối cùng cả nhà như mọi khi. Mẹ bé kiểm tra thấy trong miệng con có nốt đỏ, tay chân cũng có vài nốt li ti, mẹ tin rằng L. bị chân tay miệng. Sau đó, mẹ L. tra cứu trên google thấy đây cũng không hẳn là bệnh nặng. Mẹ để L. ở nhà và thực hiện những bước vệ sinh đơn giản theo hướng dẫn trên mạng.
2 ngày sau đó, L. ko có dấu hiệu thuyên giảm bệnh. Bé sốt cao hơn và vẫn ko chịu ăn gì cả, thậm chí có lúc còn nôn. Các nốt mụn nước giờ đã vỡ. Mẹ hốt hoảng đưa L. đi khám bác sĩ. Bác sĩ chẩn đoán con bị Tay Chân Miệng và may mắn là đưa đến viện kịp thời vì đã có dấu hiệu có nguy cơ biến chứng.
Bác sĩ đã kê thuốc kháng viêm với các nốt mụn vỡ, đề nghị ba mẹ chăm sóc vệ sinh cẩn thận cho L. hàng ngày. Tuyệt đối, không đi học trong thời gian bị bệnh để tránh lây nhiễm.
Đặc điểm của bệnh Tay Chân Miệng là chưa có thuốc chữa trị dứt điểm. Vì vậy, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ là yếu tố tiên quyết có thể giúp bệnh giảm nhẹ và sau 7-10 ngày sẽ khỏi. Trong các trường hợp bị sốt cao ko giảm, hoặc nôn, phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức đề phòng biến chứng nguy hiểm. Có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Dưới đây là cách phòng tránh bệnh Tay Chân Miệng trong thời điểm giao mùa:
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống. Trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
– Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước. Sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
– Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng. Điều này cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
– Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.
– Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.
– Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.
– Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.
– Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh như thế nào?
– Vì trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn do đau trong miệng (miệng loét), mệt mỏi, hay quấy khóc. Cho nên thức ăn phải nấu thật nhuyễn, mềm, đủ chất và không nóng. Để cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn và quên đi sự đau đớn.
– Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột pha hoặc bột dinh dưỡng. Hoặc cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi.
– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với bệnh tật. Vì vậy mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng vì sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu. Các loại thực phẩm chua nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế.
– Với trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú như bình thường và có thể tăng số lần, thời gian cho bú. Vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày (vì trẻ đau miệng). Mỗi lần ít một làm sao đủ năng lượng cho trẻ. Và không làm đau trẻ do các dụng cụ như thìa, ống hút sữa, bình, cốc… Tránh đụng chạm vào vết loét ở miệng của trẻ làm trẻ sợ và không dám ăn. Không nên cho trẻ uống nước nóng hoặc lạnh quá làm trẻ đau miệng.
– Khi trẻ dần dần hồi phục và hết các vết loét gây đau đớn trong miệng. Nên động viên trẻ ăn như bình thường. Không kiêng khem để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
Cách phòng chống bệnh Tay Chân Miệng
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vô cùng quan trọng.
Cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày: rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi cho trẻ ăn. Hay trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Khi chăm sóc cho con trẻ, cha mẹ cũng vô tình cũng mang virus gây bệnh. Nhưng người lớn không phát bệnh, vì thế chỉ rửa tay cho trẻ con là chưa đủ, người lớn cũng cần rửa sạch tay vớ i xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Nên vệ sinh sạch sẽ cả thau chậu tắm giặt, ngừa virus bám lại trên tay và gây bệnh cho trẻ nhỏ.
-Ele Luong-
Các bài viết liên quan:
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG – Trẻ có thể tử vong! Xin đừng chủ quan!
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG – 6 điều bác sĩ khuyên cha mẹ nên biết
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!