X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bệnh tăng động ở trẻ em có chữa trị dứt điểm được không?

Mất 7 phút để đọc
Bệnh tăng động ở trẻ em có chữa trị dứt điểm được không?

Tăng động hay tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ với đặc trưng là sự hiếu động quá mức và khả năng tập trung, chú ý rất kém. Nếu không được điều trị tốt thì bệnh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển về hành vi, tính cách, tinh thần… khiến trẻ có xu hướng trở thành một con người nóng nảy, ngang bướng, ý thức kỷ luật kém, khó hòa nhập với bạn bè và xã hội… trong tương lai. Vậy bệnh tăng động ở trẻ có chữa trị được không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này nhé!

Bệnh tăng động ở trẻ có chữa trị được không?

Bệnh tăng động của trẻ có chữa được không 1

Bệnh tăng động của trẻ có chữa được không 1

Là một chứng rối loạn phát triển có liên quan tới hệ thần kinh não bộ, tuy nhiên so với các bệnh khác như động kinh, tự kỷ, tâm thần phân liệt… thì mức độ nguy hiểm của tăng động giảm chú ý lại thấp hơn rất nhiều. Đồng thời bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp kết hợp với sự kiên trì từ phụ huynh. Mặt khác, chứng tăng động ở trẻ nhỏ thường có xu hướng giảm đi khi trẻ lớn lên, do đó các phụ huynh không nên lo lắng một cách thái quá.

Tuy vậy, nếu không được chữa trị thì những ảnh hưởng của bệnh sẽ tác động tiêu cực tới quá trình hình thành và phát triển hành vi, tính cách của trẻ. Đôi khi, kết quả học tập sẽ kém dần đi, công việc trong tương lai khó được như ý muốn, chưa kể những trường hợp thường xuyên mắc lỗi, vi phạm pháp luật. Vì thế, việc chữa trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ vẫn luôn cần thiết để giảm thiểu tối đa những hệ quả không tốt sau này.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi điều trị bệnh tăng động giảm chú ý – ADHD ở trẻ bằng thuốc, một số biện pháp thay thế tự nhiên có thể hỗ trợ bạn.

Bệnh tăng động của trẻ có chữa được không 1

Bệnh tăng động của trẻ có chữa được không 1

Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này. Dưới đây là những lưu ý đến bố mẹ có con bị ADHD.

Tránh các loại thực phẩm chứa các chất tạo màu, chất bảo quản

Điều này có thể giúp giảm một số các triệu chứng liên quan đến ADHD, bao gồm:

  • Khó tập trung;
  • Các vấn đề về tổ chức;
  • Chứng hay quên;
  • Thường xuyên bị gián đoạn .

Một số loại màu thực phẩm nhất định và chất bảo quản có thể làm tăng hành vi hiếu động ở một số trẻ.  Bố mẹ nên tránh các loại thực phẩm chứa các chất tạo màu, chất bảo quản sau:

  • Natri benzoat, thường được tìm thấy trong đồ uống có ga, salad trộn và các sản phẩm nước ép trái cây;
  • FD & C vàng số 6, có trong bánh mì vụn, ngũ cốc, bánh kẹo, kem, nước giải khát;
  • D & C vàng số 10 (quinoline vàng), có thể có trong các loại nước ép, kem không béo và cá tuyết chấm đen hun khói;
  • FD & C vàng số 5 (tartrazine), thường nằm trong các loại thực phẩm như dưa chua, ngũ cốc, đồ ăn nhẹ và sữa chua;
  • FD & C đỏ số 40 (allura đỏ), có thể được tìm thấy trong nước giải khát, thuốc của trẻ em, đồ tráng miệng và kem.

Tránh các chất có thể gây dị ứng

Chế độ ăn uống hạn chế các chất gây dị ứng có thể có thể giúp cải thiện hành vi ở một số trẻ bị ADHD.

Tốt nhất là bố mẹ nên kiểm tra với bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng. Nhưng bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách tránh các loại thực phẩm sau:

  • Hóa chất phụ gia/chất bảo quản như BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (butylated hydroxyanisole), thường được sử dụng để bảo quản dầu trong một sản phẩm để chúng không bị hư và có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến như khoai tây chiên, kẹo cao su, hỗn hợp bánh khô, ngũ cốc, bơ, khoai tây nghiền ăn liền;
  • Sữa và trứng;
  • Sô cô la;
  • Thực phẩm có chứa salicylat, bao gồm hoa quả, ớt bột, táo và rượu táo, nho, cam, đào, mận và cà chua (salicylat là hóa chất tự nhiên có trong thực vật và là thành phần chính trong nhiều loại thuốc giảm đau).

Thử điện não đồ phản hồi sinh học

Điện não đồ (EEG) phản hồi sinh học là một loại phương thức điều trị thần kinh bằng cách đo sóng não. Một nghiên cứu năm 2011 cho rằng điều trị với EEG là một phương pháp đầy hứa hẹn cho người bị ADHD.

Trẻ có thể sẽ được chơi một trò chơi video trong suốt liệu trình điều trị. Chúng sẽ nhận được một nhiệm vụ trong trò chơi để tập trung vào, chẳng hạn như “giữ thăng bằng cho máy bay”. Chiếc máy bay sẽ bắt đầu rơi xuống hoặc màn hình sẽ tối đi nếu bé bị phân tâm. Trò chơi sẽ dạy trẻ các kỹ thuật tập trung trong thời gian dài. Cuối cùng, đứa trẻ sẽ bắt đầu xác định và sửa chữa các triệu chứng bệnh.

Các lớp học yoga hay thái cực quyền

Yoga có thể giúp ích cho những người bị ADHD. Một nghiên cứu công bố năm 2013 nói rằng có những cải thiện đáng kể đối với chứng hiếu động thái quá, lo âu và các vấn đề xã hội ở các bé trai bị ADHD tập yoga thường xuyên.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng thanh thiếu niên bị ADHD luyện tập thái cực quyền sẽ không bị chứng lo lắng hay hiếu động thái quá. Trẻ cũng mơ mộng ít hơn và có thể kiểm soát được cảm xúc của mình khi tham gia vào các lớp học thái cực quyền hai lần một tuần trong liên tục năm tuần.

Dành thời gian ngoài trời

Bệnh tăng động của trẻ có chữa được không

Bệnh tăng động của trẻ có chữa được không

Dành nhiều thời gian ngoài trời rất có lợi cho trẻ em bị ADHD. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy, dành 20 phút ngoài trời có thể cải thiện sự tập trung của bé. Bố mẹ nên chọn không gian với cây xanh và thiên nhiên xung quanh cho con thoải mái họat động.

Liệu pháp hành vi và sự hỗ trợ điều trị của cha mẹ

Đối với những trẻ em bị ADHD nặng, liệu pháp hành vi có thể mang lại lợi ích. Học viện Nhi khoa Mỹ nói rằng liệu pháp hành vi nên là phương pháp điều trị đầu tiên trong liệu trình điều trị ADHD ở trẻ nhỏ.

Phương pháp này hoạt động dựa trên việc giải quyết các vấn đề hành vi cụ thể và cung cấp các giải pháp để giúp ngăn chặn chúng. Điều này cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu và quy tắc cho trẻ. Bạn nên kết hợp liệu pháp hành vi với điều trị bằng thuốc bởi vì chúng hiệu quả nhất khi kết hợp cùng nhau. Và chúng sẽ mang lại sự hỗ trợ rất lớn cho trẻ.

Bố mẹ cũng cần trang bị những kiến thức để giúp đỡ con mình điều trị ADHD. Những bậc phụ huynh được trang bị đầy đủ và có phương pháp xử trí trước những tình huống trẻ rối loạn hành vi sẽ giúp ích cho cả bé lẫn bố mẹ, về lâu về dài.

-Ele Luong-

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường

Các bài viết liên quan:

Trẻ bị tăng động có nguy hiểm không?

Tăng động – Một số cách kỷ luật hiệu quả và thực tế cho trẻ bị ADHD!

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý: Nhận biết và dạy sao cho hiệu quả?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Ele Luong

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Bệnh tăng động ở trẻ em có chữa trị dứt điểm được không?
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it