X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Phẫu thuật thành công cho bé trai mắc hội chứng thai ký sinh hiếm gặp

Mất 4 phút để đọc
Phẫu thuật thành công cho bé trai mắc hội chứng thai ký sinh hiếm gặpPhẫu thuật thành công cho bé trai mắc hội chứng thai ký sinh hiếm gặp

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết các bác sĩ tại bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho 1 bé trai mắc hội chứng thai ký sinh hiếm gặp.

Bé trai mắc hội chứng thai ký sinh – thai trong thai

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ngày 10/11 vừa qua, bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho 1 bé trai sơ sinh mắc hội chứng thai trong thai.

Khi còn trong bụng mẹ, bé trai được chẩn đoán có khối u lớn trong ổ bụng. Sau khi chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), bé nặng 3,2 kg, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp tục điều trị.

Kết quả siêu âm và CT cho thấy ổ bụng của trẻ có khối hỗn hợp, nằm sau phúc mạc trái, kích thước 53x81mm. Khối u to chèn ép các cơ quan nội tạng, thận lệch xuống vùng hố chậu, đẩy tụy ra trước, có mô mỡ, cột sống, hộp sọ, xương dài.

be-trai-mac-hoi-chung-thai-ky-sinh

Dựa vào kết quả hình ảnh siêu âm kết hợp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp thai trong thai và chỉ định phẫu thuật cho bé.

Khi bé được 13 ngày tuổi, các bác sĩ quyết định đưa bệnh nhi lên bàn phẫu thuật. Trong lúc mổ, các bác sĩ gặp nhiều khó khăn do khối bướu to, nằm sát động mạch và tĩnh mạch chủ dưới. Nếu thao tác không chuẩn xác, mạch máu bị rách, trẻ có thể tử vong trên bàn mổ.

Trải qua 75 phút căng thẳng, ca mổ kết thúc. Các bác sĩ đã cắt trọn khối u dạng thai mà bé không cần phải truyền máu trong và sau mổ. Sau phẫu thuật 3 ngày, sức khỏe của bệnh nhi ổn định. Trẻ được chuyển ra nằm với mẹ.

Thai trong thai là tình trạng gì?

Thai trong thai hay thai nhi trong bào thai (Fetus In Fetu) là một bất thường sinh sản, trong đó 1 khối mô giống như một bào thai hình thành bên trong cơ thể. Hiện tượng này được mô tả lần đầu vào năm 1808 bởi George William Young với tỷ lệ mắc bệnh 1/500.000 ca sinh. Thai trong thai có thể được coi là còn sống, nhưng chỉ trong ý nghĩa khi mô và thành phần của nó chưa chết hoặc bị loại bỏ. Như vậy, cuộc sống của một thai trong thai giống như của một khối u, trong đó các tế bào của nó vẫn còn tồn tại, hoạt động chuyển hóa bình thường.

Phẫu thuật thành công cho bé trai mắc hội chứng thai ký sinh hiếm gặp

Tuy nhiên, do khối thai này nằm trong thai kia nên không có nước ối, màng ối và nhau thai bao quanh. Khối thai trong thai này được cung cấp dưỡng chất từ thai nhi mà nó ký sinh. Thai trong thai bị khiếm khuyết trầm trọng về cấu trúc (thiếu một vài cơ quan quan trọng, không có chức năng bình thường của não, tim, phổi, đường tiêu hóa, hoặc đường tiết niệu…) nên không thể sống được nếu tách ra khỏi cơ thể của ký chủ. Ngoài ra, khối thai trong thai có thể đe dọa đến tính mạng của ký chủ mà nó ký sinh, gây đau đớn, khó thở, bí tiểu hay sinh hoạt khó khăn do khối u chèn ép, lấn át.

Phẫu thuật thành công cho bé trai mắc hội chứng thai ký sinh hiếm gặp

1 ca phẫu thuật thai trong thai khác được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM thực hiện

Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm chết người nhưng thai ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ. Khoảng 90% trường hợp thai trong thai được phát hiện lúc còn nhỏ và phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, dù ở độ tuổi nào, thai chủ sẽ hồi phục bình thường.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm

  • Bé 12 tuổi bị u răng hiếm gặp, bác sĩ phải phẫu thuật lấy gần 20 chiếc răng li ti trong miệng
  • Xót xa bé trai ở Vũng Tàu mắc bệnh hiếm gặp, cả thế giới chỉ có 36 ca
  • Bé gái vừa chào đời đã trở thành mẹ – Hiện tượng thai trong thai hiếm gặp

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Tin tức chung
  • /
  • Phẫu thuật thành công cho bé trai mắc hội chứng thai ký sinh hiếm gặp
Chia sẻ:
  • 3 Biến chứng thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu tiên thường gặp của mẹ bầu

    3 Biến chứng thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu tiên thường gặp của mẹ bầu

  • Bé trai bị bỏ rơi giữa trời giá lạnh bởi chính bà mình vì lý do không ngờ

    Bé trai bị bỏ rơi giữa trời giá lạnh bởi chính bà mình vì lý do không ngờ

app info
get app banner
  • 3 Biến chứng thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu tiên thường gặp của mẹ bầu

    3 Biến chứng thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu tiên thường gặp của mẹ bầu

  • Bé trai bị bỏ rơi giữa trời giá lạnh bởi chính bà mình vì lý do không ngờ

    Bé trai bị bỏ rơi giữa trời giá lạnh bởi chính bà mình vì lý do không ngờ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn