Bé trai 3 tháng nặng 6kg có bình thường không là nỗi băn khoăn của không ít chị em phụ nữ đang chăm con nhỏ. Theo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, cân nặng bé trai 3 tháng tuổi là 6kg là hoàn toàn bình thường và bố mẹ có thể yên tâm khi con đạt mức cân trên.
Nội dung bài viết:
- Bé trai 3 tháng nặng 6kg có bình thường không?
- Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
- Yếu tố quyết định cân nặng của trẻ
- 1 vài câu hỏi thường gặp của bố mẹ
- Lời khuyên để trẻ 3 tháng tăng cân đạt chuẩn
Cân nặng bé trai 3 tháng tuổi đạt nặng 6kg có phải chuẩn không?
Theo bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra hàng năm, cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi dao động từ 5,2 – 6,6kg đối với bé gái. Đối với bé trai, cân nặng tiêu chuẩn trong khoảng 5,7 – 7,2kg. Như vậy câu trả lời cho câu hỏi bé trai 3 tháng có cân nặng 6kg là hoàn toàn bình thường và bố mẹ có thể yên tâm khi con đạt được mức cân trên.
Bạn có thể chưa biết:
Em bé 3 tháng hay gãi đầu: Nguyên nhân vì sao & ba mẹ nên xử lý như thế nào?
Mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng của bé trai để điều chỉnh qua các mốc sau đây:
- Bé trai 3 tháng tuổi có cân nặng dưới 5,1kg được xếp vào nhóm trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được thăm khám
- Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì bị xếp vào nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng cao? Nếu trẻ có cân nặng từ 5,1 – 5,5kg
- Bé trai 3 tháng có cân nặng bình thường từ 5,6kg – 7,1kg
- Nhóm bé trai có nguy cơ béo phì cân nặng từ 7,2kg – 7,9kg
- Bé trai 3 tháng nặng hơn 7,9kg là bé đang bị béo phì.
Sự phát triển của bé 3 tháng có gì đặc biệt?
Để biết được bé con mình có lớn thêm tí nào hay không, mẹ hãy theo sát hành trình phát triển của bé qua những đặc điểm sau:
- Bước sang tháng thứ 3, các bé trai thường sẽ dài 61,5 cm, còn các bé gái dài khoảng 60cm
- Bé 3 tháng tuổi sẽ ham chơi hơn so với trước đây. Vì vậy thời gian ngủ của bé cũng giảm đi rõ rệt
- Bé có thể cầm nắm những đồ chơi nhỏ, nhẹ và có thể ngóc đầu lên
- Nhờ thị lực phát triển, bé có thể nhận ra bố mẹ của mình trong một đám đông bằng cách vung tay hay cười reo
- Bé cũng nhận ra được những giọng nói quen thuộc khi bố mẹ tương tác với con thông qua giao tiếp, kể chuyện, chơi đồ chơi cùng con
- Bé cảm nhận được âm thanh, hình ảnh và có thể nhún nhảy theo nó bởi khi này thính giác lẫn thị giác của bé đều phát triển hơn rất nhiều.
Những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé trai 3 tháng tuổi
Vấn đề cân nặng của bé trai 3 tháng tuổi là điều bố mẹ nào cũng quan tâm. Bởi không phải lúc nào bé cũng tăng cân đều đều, đôi lúc bé chậm tăng cân hoặc thậm chí cân nặng giảm đi. Dưới đây là các yếu tố quyết định đến cân nặng của bé trai mà mẹ nên lưu tâm:
- Bé dành phần lớn thời gian để ăn, sau đó nằm ngủ. Nếu trẻ ngủ đủ giấc, lịch ngủ đều đặn hằng ngày, không bị áp lực gì, cân nặng của trẻ cũng sẽ tăng đều
- Tình trạng cảm cúm, sổ mũi, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ngủ kém tác động đến việc ăn ngủ của bé là nguyên nhân khiến cân nặng của bé tăng giảm không đều
- Sữa là thức ăn chính của bé 3 tháng tuổi. Bé được cho ăn đầy đủ cả chất và lượng mỗi ngày thì cân nặng sẽ tăng lên đều đặn.
Những điều kể trên tác động qua lại với nhau. Với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ tốt, sức đề kháng hay khả năng chống chịu bệnh tật của bé tăng lên và ngược lại.
Bạn có thể chưa biết:
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, đã có thể nằm sấp và đá!
Giải đáp một vài câu hỏi thường gặp của cha mẹ
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
- Trung bình trẻ ngủ 14 -15 tiếng mỗi ngày
- Mỗi lần 2 – 3 giờ sau khi ăn no và vui chơi xong.
Lưu ý: Nếu bé ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn, kéo dài thường xuyên thì rất có thể bé đang gặp vấn đề nào đó.
Bé 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần/ngày?
Số lần đi ngoài của mỗi bé là khác nhau, có bé 5 – 10 lần/ngày, có bé 2 – 3 lần/ngày nhưng cũng có bé chỉ đi vài lần mỗi tuần. Khoảng 3 tháng tuổi cũng là lúc bé thường có hiện tượng giãn ruột sinh lý, thời gian giữa các lần đi ngoài của bé cách xa hơn, có bé hơn 10 ngày mới đi ngoài, thậm chí 17 ngày. Tuy nhiên các mẹ có thể yên tâm nếu chất lượng phân không thay đổi, bé không có triệu chứng hay biểu hiện khó chịu như sốt, đau bụng, bỏ bú; phân của bé không lỏng, không vón cục, không có chất nhầy, không có máu và bọt…
Bé 3 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ?
- Trung bình mỗi ngày bé bú sữa khoảng 5-6 lần.
- Mỗi lần 120 -210ml sữa ( tức là cứ sau mỗi 3 giờ bé ăn một lần).
Lưu ý: Bé bú sữa ngoài thì số lần bú sẽ ít hơn bú mẹ bởi sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với sữa công thức, sữa bột.
Lời khuyên cho bố mẹ để cân nặng bé 3 tháng đạt chuẩn
- Tiếp tục cho con bú sữa đều đặn, vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra số lần đi ngoài
- Trò chuyện với bé nhiều hơn giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ
- Bé 3 tháng tuổi ít khóc hơn so với trước, thường không quá 1 giờ/ngày. Nếu khóc nhiều hơn, trước tiên mẹ nên kiểm tra bỉm và cơ thể bé để xem có gì bất thường. Tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra thì mẹ nên gọi bác sĩ để được tư vấn
- Cẩn thận với những đồ xung quanh bé, bởi có thể bé sẽ tự cầm nuốt chúng khi mẹ không để ý
- Đừng quên lịch tiêm chủng cho bé, các loại vắc xin cần phải tiêm vào tháng thứ 3: viêm gan B, bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não, phế cầu khuẩn, bại liệt.
Tạm kết
Cân nặng của trẻ sơ sinh luôn là vấn đề làm cha mẹ đau đầu. Khi biết được bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể đối chiếu với bé nhà mình để biết con có đang phát triển đúng chuẩn hay không. Tuy nhiên cũng cần nhớ là mỗi em bé đều có hành trình phát triển khác nhau, không bé nào giống bé nào nên nếu em bé nhà bạn có tăng cân ít hơn trẻ cùng tháng tuổi 1 chút nhưng con vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường thì ba mẹ cũng đừng nên lo lắng quá nhé. Điều quan trọng là con phát triển 1 cách toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần và lớn lên 1 cách vui vẻ nhất.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên, bố mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình về việc trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg. Chúc em bé của các mẹ luôn khỏe mạnh!
Xem thêm
- Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Làm sao để giúp con phát triển toàn diện?
- Hướng dẫn chăm bé 3 tháng tuổi chuẩn khoa học để con cứng cáp, lớn nhanh
- 7 giải đáp thắc mắc từ bác sĩ nhi giúp mẹ không còn lo lắng về chăm bé 3 tháng tuổi