BÉ THÍCH PHUN MƯA – Cha mẹ có nên cấm hay không?
Những lúc nhìn thấy bé đang nghịch nước dãi hoặc phun nước bọt phì phì, ắt hẳn sẽ có cha mẹ băn khoăn con thích phun mưa như thế liệu có sao không? Có nên cấm con hay không? Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé? Bạn hãy yên tâm, đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy bé đang bước vào cột mốc phát triển mới, khả năng giao tiếp ngôn ngữ.
Bé thích phun mưa – Điều này tác động đến khả năng phát triển của bé như thế nào?
Bước vào khoảng thời gian từ tháng thứ 1-4 tuổi, bé sơ sinh sẽ bắt đầu biết tạo ra các tiếng động và rất thích trò phun mưa nước bọt. Bé thích tạo tiếng gầm gừ trong cổ họng. Cho đến tháng thứ 5 bé sẽ bắt đầu thích thú với trò chơi phun mưa, tạo ra các âm thanh ở các âm vực khác nhau. Cha mẹ chơi cùng với bé, tạo ra tiếng động cho bé bắt chước và học theo sẽ càng giúp bé có những tiến bộ tích cực về mặt ngôn ngữ cũng như học nói.
Bé thích phun mưa sẽ mang lại những điều tích cực gì?
Việc con phun nước bọt có thể coi là một mốc phát triển về mặt ngôn ngữ, giao tiếp xã hội và kỹ năng vận động tinh của trẻ như biết nhai nuốt và uống nước bằng cốc.
Việc bé phun nước bọt được coi là mốc đánh dấu về khả năng giao tiếp của bé. Nước bọt chính là kết quả của những chuyển động cơ miệng khi bé đang cố gắng kiểm soát những âm thanh trong họng mình. Một khi bé đã hiểu được cách mô phỏng các âm thanh khác nhau, điều đó cũng đồng nghĩa với việc con sẽ bắt đầu biết nói.
Nếu mẹ thấy bé đang phun nước bọt phì phì, điều đó có nghĩa là bé đang cố gắng kiểm soát mức độ âm thanh trong miệng bé và việc bắt chước các âm thanh từ mọi người xung quanh được xem như là mốc phát triển về khả năng giao tiếp xã hội của bé.
Ngoài mốc phát triển về nói năng, bé biết phun mưa còn là cách giúp cho cơ miệng bé trở nên khỏe mạnh, dẻo dai, tạo phản xạ nhai nuốt thức ăn cũng như cách ngậm miệng để tránh cho thức ăn và nước uống rớt ra ngoài.
Việc bé thích thú phun mưa, phản ứng bằng những âm thanh có tiết tấu khác nhau qua lại giữa cha mẹ và bé hoặc với các anh chị của bé còn là cách gia tăng mối quan hệ ấm áp giữa các thành viên trong gia đình với nhau nữa đấy.
Một vài típ cha mẹ có thể áp dụng khi thấy con thích phun mưa nhằm kích thích khả năng phát triển của bé
Cha mẹ có thể làm miệng, mô phỏng thành các tiếng động cho con xem. Ban đầu có thể bé chỉ thích thú cười phản ứng trước những âm thanh lạ lùng này. Nhưng bạn cứ chờ xem, rồi bé sẽ bắt đầu chu miệng, bắt chước theo như đang hình thành một phản xạ về giao tiếp giữa bé và mọi người.
Cha mẹ hãy thử bắt chước lại âm thanh của bé và đợi xem phản ứng của bé với hành động này như thế nào. Dần dần tạo thành một chuỗi giao tiếp quan lại giữa cha mẹ và bé, từ đó dạy cho bé cách nói chuyện với những người xung quanh.
Một điều quan trọng nữa là khi chơi trò này với bé, cha mẹ cần thể hiện cho con thấy bằng cả ánh mặt, giọng nói và tâm trạng để con hiểu rằng việc chu miệng tạo tiếng động cũng như phun nước bọt là trò chơi cực kỳ vui vẻ và thú vị.
Nếu bé có anh chị, cha mẹ có thể rủ bé chơi trò làm miệng mô phỏng âm thanh cùng với anh chị của mình. Như vậy trẻ vừa thích thú mà lại vừa vun đắp tình cảm giữa anh chị và bé càng thêm gắn bó, yêu thương nhau.
Khi nào thì cha mẹ cần lo lắng?
Nếu bé đã 8 tháng mà vẫn không biết tạo ra bất kỳ âm thanh nào thì cha mẹ nên dẫn bé đi kiểm tra. Mặc dù có một số bé có thể nhảy qua mốc kỹ năng này nhưng phần lớn trẻ đều nên biết tạo ra một âm thanh nào đó bằng cách chơi với miệng của mình. Nếu con không hề thể hiện một phản ứng nào tương tự như vậy thì rất có thể bé đang gặp phải vấn đề chậm phát triển về ngôn ngữ hoặc có vấn đề về thính giác.
Như vậy có thể thấy, trẻ sơ sinh thích phun mưa là một trong những mốc phát triển quan trọng về khả năng giao tiếp của bé. Thay vì cấm đoán bé bởi cho rằng đó là việc mất vệ sinh thì cha mẹ nên tận dụng cơ hội này dạy bé thật nhiều âm thanh thú vị, góp phần vào mốc phát triển kĩ năng trong các giai đoạn tiếp theo của bé.
Mẹ Minki: Tổng hợp từ The Asianparent Thái Lan
Các bài liên quan:
Cẩm nang phát triển bé 5 tháng tuổi
5 món ăn dặm kiểu Nhật dễ làm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi!
LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến gì về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook , Google+ và Instagram để cập nhập các thông tin mới nhất và nhận những món quà dễ thương từ The Asianparent Việt Nam.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!