Bé thích nghe giọng nói của những đứa trẻ khác hơn là bố mẹ của mình. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc bố mẹ nói chuyện với không còn đóng vai trò quan trọng giúp bé thích giao tiếp phát triển khả năng ngôn ngữ sớm, linh hoạt hơn.
Trước khi thốt ra những lời đầu tiên thì bé yêu sẽ “trao đổi” bằng những tiếng bập bẹ. Bố mẹ cũng thường xuyên trò chuyện giúp bé nắm bắt và phản ứng với các tín hiệu, lời nói.
Nhưng muốn bé biết nói sớm thì việc cho bé giao tiếp với những đứa trẻ khác là điều cực kỳ quan trọng.
Trẻ thích nghe giọng của những đứa trẻ khác hơn giọng của người lớn
Bé thích giao tiếp với những đứa trẻ khác
Khi bắt đầu lớn lên, bé sẽ bắt đầu thu nhận rất nhiều âm thanh và từ ngữ khác nhau. Chúng ta đều biết rằng trẻ sơ sinh thường phản ứng với âm thanh cao nhiều hơn.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù bé chưa hiểu được bạn nói gì. Nhưng việc trò chuyện thường xuyên sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, cải thiện phát âm.
Đặc biệt, một nghiên cứu mới đây đã làm sáng tỏ một kiểu trò chuyện khác của trẻ em. Theo đó bé thích giao tiếp, nhận biết ngôn ngữ tốt hơn nếu nó phát ra từ những đứa trẻ khác. Nghiên cứu mới này cung cấp thêm phương pháp mới để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Giao tiếp với những đứa trẻ đồng trang lứa giúp bé tiếp thu ngôn ngữ nhanh hơn
Các nhà nghiên cứu đã quan sát các bé 5 tháng tuổi và nhận thấy 40% có xu hướng chăm chú hơn khi nghe giọng nói của bé khác. Một số phát hiện thú vị trong nghiên cứu:
- Các nhà khoa học sử dụng một bộ tổng hợp để tạo ra âm thanh, giọng nói của con người ở mọi lứa tuổi.
- Họ cho các em bé ngồi trước một màn hình lớn tự động tắt nếu bé quay đi chỗ khác.
- Các nhà nghiên cứu phát hiện, các em bé chăm chú hơn vào màn hình khi nghe thấy những âm thanh phát ra từ giọng nói giống như giọng của em bé.
- Khi bé nghe các bạn cùng trang lứa nói sẽ giúp phát triển rất nhiều khía cạnh như tiếp nhận, biểu cảm và giúp bé phát triển ngôn ngữ của mình.
Làm thế nào để phát triển khả năng giao tiếp, ngôn ngữ cho bé?
Mặc dù bé thích giao tiếp và nghe âm thanh phát ra từ những đứa trẻ khác. Nhưng bố mẹ vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của bé trong những năm đầu đời.
Rất nhiều trẻ bị chậm nói là do bố mẹ lười nói chuyện, giao tiếp với bé, cho bé tiếp xúc với các thiết bị thông minh sớm… Vì thế trò chuyện cùng bé là điều bố mẹ phải làm.
Cần lưu ý rằng cách trẻ sơ sinh phát ra tiếng là khá mạnh. Những âm thanh của trẻ sơ sinh dường như thu hút sự chú ý của những đứa trẻ sơ sinh khác rất lâu.
Đôi khi còn thúc đẩy những cảm xúc tích cực. Điều này còn khiến bé hoạt động mạnh mẽ hơn, tiếp thêm năng lượng và hỗ trợ bé biết nói sớm hơn.
Các bé thường nói những từ đầu tiên khoảng từ 11-14 tháng tuổi. Nhưng sự phát triển ngôn ngữ sẽ tiếp tục trong những năm tháng tiếp theo. Bởi vậy để bé thích giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt thì bố mẹ cần lưu ý điều chỉnh cách nói chuyện với bé theo từng giai đoạn:
0 đến 6 tháng tuổi
- Duy trì giao tiếp bằng mắt. Giữ bé ở khoảng cách gần khi nói chuyện với bé, bé rất thích nhìn gương mặt của bố mẹ.
- Như đã nói ở trên các em bé thường chú ý đến giọng nói cao vút. Việc bạn biến tấu vài câu hát thành lời nói sẽ thu hút sự quan tâm của bé.
- Lặp đi lặp lại những âm thanh mà bé tạo ra. Điều này sẽ giúp bé cải thiện sự phát triển ngôn ngữ, giúp bé tiếp thu tốt hơn.
- Trò chuyện liên tục ngay cả khi bạn cho bé ăn, thay bỉm cho bé.
- Mẹ hát cho bé nghe. Những vần điệu lặp lại sẽ giúp bé phát triển nhịp điệu, ghi nhớ ngôn ngữ dễ dàng hơn.
Bố mẹ phải thường xuyên nói chuyện với bé…
6 đến 12 tháng
- Ngoài việc xem tranh ảnh, trò chuyện thì việc đọc sách cho bé nghe sẽ giúp bé có ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong phú hơn.
- Chơi cùng bé không chỉ khuyến khích, giúp bé thích giao tiếp. Mà còn dạy bé sự kiên nhẫn khi chờ tới lượt chơi, sự chú ý theo dõi bố mẹ chơi.
- Chỉ và gọi tên mọi vật xung quanh cho bé. Bố mẹ phải sử dụng đúng tên và mô tả chính xác các sự vật. Chỉ vào một cái cây và nói rằng hãy nhìn vào những chiếc lá màu xanh lá cây. Chắc chắn bé chưa thể nắm bắt được hoàn toàn. Nhưng bạn đang thiết lập nền tảng ngôn ngữ tốt cho bé từ khi còn nhỏ.
- Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả. Các chuyên gia cho rằng, bé ngậm núm vú giả liên tục sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ.
Đồng thời cho bé tiếp xúc với những đứa trẻ khác
Trên đây là một số lưu ý để phát triển ngôn ngữ, giúp bé thích giao tiếp với mọi người. Ngoài ra đừng quên cho bé ra ngoài chơi, gặp gỡ bạn bè đồng trang lứa để tạo môi trường khuyến khích bé nói chuyện nhiều hơn.
Theo: sg.theasianparent
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!