Bé sơ sinh nổi mụn mủ trên đầu là tình trạng khá phổ biến. Nó thường xảy ra ở những bé từ 4 – 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, vì da của con còn non nớt nên dễ bị kích ứng với môi trường xung quanh.
Tại sao bé sơ sinh lại bị nổi mụn mủ trên đầu?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân, mẹ cần biết mụn mủ là gì. Đó là những đốm mụn li ti chứa dịch trong suốt hoặc mủ trắng. Nó thường xuất hiện trên da đầu của trẻ.
Đối với các mụn nhẹ, nó sẽ có khả năng tự lành. Tuy nhiên, những trường hợp nặng sẽ xuất hiện mủ và làm da đỏ lên. Thậm chí, nếu nặng hơn có thể gây ra biến chứng như viêm màng não, viêm phổi, giảm thính lực.
Tình trạng nổi mụn mủ khá phổ biến ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bé sơ sinh nổi mụn mủ trên đầu như:
Những kích thích tố dư thừa được truyền từ mẹ sang bé thông quá đường sữa. Điều này kích thích tuyến dầu phát triển và hình thành bã nhờn trên vùng da đầu. Từ đó, lỗ chân lông bị bít tắc. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá và nặng hơn là mụn mủ. Theo nghiên cứu, bé trai thường nổi mụn mủ nhiều hơn bé gái.
Ngoài ra, hiện tượng mụn mủ trên đầu còn đến từ các nguyên nhân như: dị ứng (thực phẩm, thời tiết), côn trùng đốt, ghẻ, thủy đậu, tụ cầu khuẩn…
Tình trạng mụn mủ nổi trên đầu của bé sơ sinh có nguy hiểm không?
Mặc dù nổi mụn mủ ở đầu không phải tình trạng hiếm gặp, song các mẹ cũng không nên lơ là. Quan trọng hơn cả, mụn sẽ không thể tự khỏi nên bạn cần kiên trì điều trị cho trẻ. Ngoài theo dõi tình trạng mụn, mẹ cũng nên cẩn thận quan sát. Bạn không được làm ngơ với bất cứ biểu hiện bất thường nào.
Mặc dù không quá nguy hiểm song mẹ cũng không nên lơ là
Có những trường hợp mụn mủ nặng, vi khuẩn gây nhiễm trùng máu với triệu chứng sốt trên 39 độ. Khi phát hiện bé sốt cao bất thường, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Phương pháp chữa trị mụn mủ ở trẻ sơ sinh
Khi thấy bé sơ sinh bị nổi mụn mủ ở đầu, mẹ có thể thực hiện những biện pháp dưới đây để giúp bé nhanh khỏi:
Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ
Bạn có thể vệ sinh cho bé bằng nước ấm. Việc tắm sạch giúp loại bỏ các vi khuẩn. Mẹ nên chú ý cân nhắc việc đắp các loại lá thuốc lên da của bé. Những loại lá có thể khiến làn da mỏng manh, yếu ớt của con bị dị ứng và viêm.
Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm giúp loại bỏ vi khuẩn
Điều đó sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên tệ hơn. Tốt nhất, mẹ không nên sử dụng bất loại lá thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Mặc đồ rộng rãi
Với trẻ sơ sinh, bạn nên ưu tiên chọn các loại quần áo, phụ kiện rộng rãi và thoáng mát. Điều này sẽ giúp bảo vệ làn da của con.
Cắt móng tay cho bé
Móng tay của trẻ khi chạm vào vết mụn mủ sẽ dễ gây lở loét. Vậy nên, bạn nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ.
Thay đổi thực phẩm
Mẹ có thể thay đổi các nhóm thực phẩm trong bữa ăn của bé bằng các món như súp, cháo… Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin C để giúp trẻ tăng sức đề kháng. Mẹ đừng quên cho con uống nhiều nước lọc mỗi ngày nhé.
Kéo dài thời gian cho bú
Tùy vào cơ địa của mỗi trẻ, mẹ có thể cân nhắc kéo dài thời gian cho bú lên đến 2 năm. Cách này nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con.
Không tự ý nặn mụn
Đây là điều hết sức quan trọng. Bạn tuyệt đối không sử dụng kim chích nốt mụn hay đắp cao thuốc lên da của trẻ sơ sinh. Cách này có nguy cơ khiến da bị nhiễm trùng.
Sử dụng cồn iot
Nếu phát hiện mụn chỉ mới nổi 2 – 3 nốt, mẹ có thể dùng cồn iot để bôi lên mụn. Khi mụn mềm đi, bạn đưa bé đến gặp bác sĩ để chích tháo mủ và bôi thuốc sát khuẩn.
Những trường hợp mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện
Như đã đề cập, tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn mủ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện các triệu chứng sau, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện:
- Xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ tỏa ra từ nốt mụn
- Mụn mủ nổi ngày càng nhiều hơn
- Nốt mụn không xuất hiện ngòi mủ sau 3 ngày
- Có triệu chứng sốt
- Mụn bắt đầu mọc trên vùng môi trên và cánh mũi dễ làm bé bị nhiễm trùng máu
Kết
Khi bé sơ sinh bị nổi mụn mủ, các mẹ nên kiên trì theo dõi tình trạng bệnh. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!