BẾ RUNG LẮC BÉ – Hành động ẩn chứa đầy nguy hiểm với trẻ nhỏ
Theo thống kê, hiện tại ở Mỹ có tới 1200-1400 trẻ em đang được điều trị vì gặp phải chấn thương do bị rung lắc quá mạnh. 25% trong số đó đã bị tử vong do các chấn thương ở não gây ra.
bế rung lắc bé
Shaken Baby Syndrome (hội chứng rung lắc ở trẻ em), một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ các dấu hiệu và triệu chứng do rung lắc hoặc tác động lực mạnh lên đầu trẻ nhỏ. Điều này thường xảy ra khi người chăm sóc bé chơi đùa với bé quá mạnh hoặc rung lắc mạnh để dỗ dành khi bé khóc quá lâu. Hội chứng rung lắc ở trẻ em được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất có thể gây ra tử vong cho trẻ, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi.
Bế rung lắc bé có thể gây ra các tổn thương khó lường
Điều gì sẽ xảy ra khi bé bị rung lắc quá mạnh?
Đôi khi chỉ vì thấy con thích thú khi được tung bế lên cao hay tưởng rằng càng bế rung bé mạnh bao nhiêu sẽ càng khiến con nhanh hết khóc bấy nhiêu. Nhưng những hành động này hoàn toàn có thể sẽ khiến bé bị tổn thương mà ban đầu chúng ta rất khó nhận biết.
Trong thời kỳ sơ sinh và thời kỳ bé chập chững, cơ xương, đặc biệt là phần xương cổ của bé còn rất yếu ớt, non nớt. Khi bị rung lắc, bé chưa đủ khả năng điều khiển đầu để di chuyển theo chuyển động tới lui như người lớn. Não lúc này bị rung lắc tới lui trong khoang sọ dễ dẫn các mô não bị bầm tím, một số trường hợp nghiêm trọng rất có thể gây ra hiện tượng xuất huyết não hoặc xuất huyết võng mạc.
Xin bố mẹ hãy cẩn thận với việc bế rung lắc bé
Nếu cha mẹ nhận thấy bé có các triệu chứng như:
- ói mửa, mệt mỏi
- khó chịu, lờ đờ
- khó bú, khó nuốt
- giảm cảm giác thèm ăn
- khó thở, co giật
- chảy nước dãi quá mức
- cánh tay và chân khập khiễng
Ngay lúc này đây cha mẹ cần xem xét, theo dõi cẩn thận và kịp thời đưa bé đi khám để tránh điều đáng tiếc xảy ra. Các bé sau khi được chữa trị do hội chứng rung lắc thường khó trở lại phát triển như bình thường. Bé có thể bị khuyết tật về thị giác, thính giác, chậm phát triển, thậm chí là sống đời sống thực vật.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn được hội chứng rung lắc ở trẻ em?
Chăm sóc trẻ là một công việc vất vả đòi hỏi cha mẹ cũng như người chăm sóc phải hết sức kiên nhẫn và bình tĩnh. Sự chán nản, bực bội khi phải đối mặt với những cơn khóc dai dẳng của bé rất dễ kéo theo những hành vi tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây nguy hiểm khó lường.
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần phải tự nhận biết được mức độ căng thẳng của bản thân trong thời gian chăm sóc trẻ. Hít thở sâu, tìm một góc yên tĩnh ở bên ngoài sẽ giúp làm giảm các cơn cẳng thẳng.
Bế rung lắc bé hoàn toàn có thể xảy ra khi con quấy khóc
Tìm hiểu về các cách giúp bé xoa dịu sự cáu kỉnh, giảm nín khóc sẽ là phương pháp tốt nhất để ngăn chặn những hành vi tiêu cực của người chăm sóc bé. Đơn giản như thay tã bỉm sạch, đưa bé ra ngoài đi dạo, bế vác bé, giúp bé ợ hơi, cho bé ngậm ti giả, giảm bớt ánh sáng mạnh hay tiếng động lớn nơi bé ở, …
Và quan trọng nhất là tuyệt đối không rung lắc bé quá mạnh trong bất kì trường hợp nào, thay đổi tư thế bế bé một cách đột ngột, không bế vỗ bé mạnh quá mức cần thiết và không tung hứng bé trong khi chơi đùa.
Theo Tạp chí TheAsianparent Thailand
Nguồn ảnh: Purplecrying.info
Các bài viết có liên quan:
LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
6 điều mẹ không nên làm với trẻ sơ sinh!
Hành vi bé sơ sinh – những hành vi cơ bản của bé mẹ cần biết!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!