Có những bé không chịu bú bình khi thức mà chỉ bú bình lúc đã thiu thiu ngủ. Điều này dễ dẫn tới việc vừa bú vừa ngủ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Vậy mẹ phải làm sao để thay đổi tình trạng bé không chịu bú bình khi thức?
Việc vừa bú vừa ngủ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với bé
Mẹ cần kiên nhẫn với các bé không chịu bú bình khi thức
Khi bú bình lúc thiu thiu ngủ, bé dễ bị sặc sữa. Một số khác lại thiếp đi quá nhanh khiến lượng sữa nạp vào cơ thể không đủ. Thậm chí có trường hợp bé bị sâu răng, nhiễm trùng tai, viêm phổi vì bú bình khi ngủ. Vì vậy các chuyên gia khuyên mẹ nên tập cho trẻ bú bình khi còn thức. Điều này là không dễ bởi đa số các bé vẫn thích vừa ngủ vừa bú bình như khi ti mẹ.
Với những bé không chịu bú bình khi thức, mẹ cần phải kiên nhẫn. Bởi chỉ có một cách “đối phó” duy nhất là tập cho bé thay đổi thói quen xấu này. Nếu mẹ không thực sự quyết tâm thì rất khó thành công. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thêm người hỗ trợ trong quá trình “tập tành” giúp con thay đổi.
Nguyên tắc tập cho bé không chịu bú bình khi thức
Việc luyện cho bé ti bình khi thức là “cho bé bú khi đói”. Bởi vì khi đói thì bé sẽ có xu hướng thèm bú sữa nhiều hơn. Nếu bé từ chối, mẹ nên để cho bé “chờ” đến cữ sau. Đa phần các ông bố bà mẹ khó lòng vượt qua cửa ải này. Việc nhìn con quấy khóc hay lo sợ con bị đói luôn là điểm yếu khiến việc tập cho bé bú bình thất bại. Ngược lại quyết tâm của người mẹ là điều kiện để bé tập bú bình đúng giờ.
Đối diện với cơn khóc quấy của bé, nhiều mẹ đã nhanh chóng đầu hàng
Thời gian tập để bé chịu bú bình khi thức tối thiểu là khoảng 2 tuần. Thời điểm tập cho bé bú bình khi thức là vào buổi sáng, sau khi bé mới thức dậy. Ban đầu, mẹ nên cho bé bú 1 cữ, sau tăng dần lên 2 cữ.
“Quy trình” tập cho trẻ bú bình
Mẹ phải nhận ra được thời điểm đói thực sự của bé. Đối với những bé đã có giờ giấc sinh hoạt cụ thể, việc tập bé bú bình không khó. Khi đến bữa bé đòi ăn, mẹ cho bé bú bình, nếu bé đẩy ra, mẹ nên đợi thêm 5 phút. Tiếp đó, mẹ cho bé bú bình lần thứ hai, nếu bé tiếp tục đẩy ra thì mẹ đợi thêm 10 phút. Nếu bé vẫn còn đẩy ra lần thứ 3 thì mẹ thôi không cho bú gì hết và chờ cho đến cữ sau. Thời gian giãn cách giữa các cữ dài hay ngắn tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Ở cữ sau, mẹ lại lặp lại các bước như ở cữ thứ nhất.
Sau khi nhịn sữa từ 12-18 tiếng nhịn liên tục, bé sẽ chịu bú bình. Cũng có vài trường hợp bé nhịn đến 2 ngày khiến nhiều mẹ “phát sốt vì lo” và nhanh chóng đầu hàng. Hành trình tập cho bé bú bình vì thế mà thất bại. Sau khi trẻ chịu bú bình khi thức, mẹ dần dần tăng lượng sữa.
Mẹ có thể tăng dần lượng sữa khi bé đã quen với việc bú bình
Lưu ý khi tập cho bé bú bình
Khi tập cho trẻ bú bình, mẹ nên mua núm vú bình sữa càng giống đầu ti mẹ càng tốt. Bạn cũng nên sử dụng núm vú cao su có độ rộng. Ngoài ra cần tránh núm vú quá ngắn hay hẹp khiến bé khó mút. Tốc độ chảy sữa của núm vú nên là 1-2 giọt/giây. Nếu bé tỏ ra không hài lòng với núm vú này thì mẹ nên nên đổi sang loại khác.
Mẹ nên chú ý đến việc chọn núm vú bình sữa càng giống đầu ti mẹ càng tốt.
Trước khi cho bé bú, mẹ nên làm ấm núm vú cho bé. Riêng nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng, mẹ có thể ngâm núm vú vào nước lạnh. Điều này là để làm mát núm vú giúp trẻ dễ chịu hơn. Sau khi đã sẵn sàng, mẹ chạm núm vú bình sữa vào miệng bé để bé mở rộng miệng. Mẹ nên để bé há miệng lớn khi đón núm vú, có vậy miệng bé mới ôm hết núm vú.
Thay lời kết
Tóm lại, muốn tập cho trẻ bú bình khi thức, mẹ cần phải kiên định. Đừng vì xót con, sợ con đói mà lại cho con bú khi ngủ mẹ nhé. Làm như vậy chỉ khiến thời gian luyện tập bị kéo dài và khó đạt được kết quả. Mẹ nên bản lĩnh và quyết tâm thật nhiều ở thời điểm này. Bởi lẽ đó là điều đúng đắn và giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Mẹ vì thế cũng yên tâm chuẩn bị cho các “mục tiêu” tiếp theo của bé hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!