Bé gắt ngủ khóc thét khiến mẹ điên đầu? Nguyên nhân và cách đối phó ra sao?

Bé gắt ngủ khóc thét và mẹ đã kiểm tra tất cả những lý do khác nhưng vẫn vô ích. Khi cảm thấy đã đến giới hạn chịu đựng của bản thân, mẹ hãy bước ra ngoài trong vài phút, hít thở sâu, bình tĩnh để tiếp tục tìm hiểu lý do. Nếu không, hãy mang con đến để được bác sĩ tư vấn và giúp mẹ những cách thử để khắc phục tình trạng này nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé gắt ngủ khóc thét vào mỗi buổi tối là nỗi ám ảnh của các ông bố bà mẹ. Mãi loay hoay với các câu hỏi tại sao con lại khóc? Làm sao để con nín và chìm vào giấc ngủ? khiến cả mẹ và bé ngày càng mệt mỏi dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ nguyên nhân và cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ giúp giải tỏa sự áp lực của mẹ.

  • Nguyên nhân phổ biến khiến bé gắt ngủ khóc thét

  • Cách trấn an và làm dịu khi bé gắt ngủ khóc thét

  • Khi nào bé gắt ngủ khóc thét cần đến gặp bác sĩ?

  • Vài dòng cho mẹ và ba có con đang quấy khóc khó chịu

Nguyên nhân phổ biến khiến bé gắt ngủ khóc thét

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi trở xuống

Trong vài tháng đầu đời, một số nguyên nhân khiến bé gắt ngủ khóc thét như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đang đói
  • Tã của con đang ướt hoặc bẩn
  • Mệt mỏi
  • Cần sự quan tâm của ba mẹ
  • Bú quá nhiều gây đầy bụng
  • Cần phải ợ
  • Cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng
  • Cần được ba mẹ ôm ấp
  • Môi trường xung quanh tác động như tiếng ồn, ánh sáng,…
  • Chất liệu quần áo khiến con khó chịu
  • Đang đau hoặc bị ốm

Vì có khá nhiều lý do khiến bé gắt ngủ khóc thét, nên việc xác định chính xác vấn đề là gì là một “cuộc chiến”. Tốt nhất, mẹ nên liệt kê ra những nguyên nhân tìm năng, quan sát và loại bỏ từ từ để dễ kiểm soát.

Với trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi

Ở thời điểm này, trẻ sơ sinh trên khoảng 3 hoặc 4 tháng tuổi có thể bớt quấy và cũng từ từ khá hiểu bản thân và biết cách điều chỉnh. Tuy nhiên, vì vậy không có nghĩa là con sẽ không có những khoảnh khắc gắt ngủ khóc thét.

Mẹ có thể quan tâm:

Mách mẹ mẹo hay chữa gắt ngủ cho trẻ sơ sinh để con có giấc ngủ ngon trọn vẹn

Làm gì khi trẻ gắt ngủ? Biểu hiện nhận biết và cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé có thể đang buồn, tức giận hay lo lắng việc ba mẹ hay không có ai kết bên (đặc biệt là về đêm) và khóc là cách duy nhất để truyền đạt những cảm xúc đó.

Đau khi mọc răng cũng là một lý do lớn khiến trẻ ở độ tuổi này gắt ngủ khóc thét. Hầu hết trẻ sơ sinh mọc chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 12 tháng. Ngoài quấy khóc, nướu của con có thể bị sưng và mềm, và chúng có thể chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

Cách trấn an và làm dịu khi bé gắt ngủ khóc thét

  • Cho bé bú mẹ hay bú bình. Tuy nhiên, mẹ không nên để con cực kỳ đói đến nổi bé gắt ngủ khóc thét mới cho bú vì đôi khi dẫn đến việc trẻ bú quá mức và nhanh dẫn đến dễ sặc sữa.
  • Học cách nghe và phân biệt từng tiếng khóc của bé. Nếu chịu khó quan sát và lắng nghe trẻ sơ sinh mỗi ngày, mẹ sẽ bắt đầu phân biệt được các âm thanh khác nhau trong tiếng khóc của con. Dần dần, mẹ sẽ hiểu con muốn gì và từ từ điều chỉnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên học cách quan sát biểu hiện và hành động của bé để hiểu con đang muốn truyền đạt điều gì.
  • Đung đưa bé trong nôi/cũi hoặc ôm con trong vòng tay. Các chuyển động nhỏ và nhanh thường là tốt nhất để xoa dịu khi trẻ khóc gắt ngủ.
  • Kiểm tra tã hay quần áo con xem có bị ướt khiến bé khó chịu.
  • Quấn khăn cho bé khi con ngủ
  • Hát ru  khi trẻ gắt ngủ về đêm để xoa dịu trẻ
  • Nếu nghi ngờ con bị đau, hãy kiểm tra bàn tay, bàn chân và cơ quan khác
  • Kiểm tra môi trường xung quanh khu vực bé ngủ như có ánh sáng hay tiếng động nào khiến con khó chịu không? Nhiệt độ có đang quá nóng hay lạnh?

Khi nào bé gắt ngủ khóc thét cần đến gặp bác sĩ?

  • Bé dưới 3 tháng tuổi và bị sốt (thậm chí chỉ là sốt nhẹ)
  • Đột nhiên la hét một cách khó hiểu trong khi trước đó bé rất ngoan; và làm mọi cách và tìm hiểu hết nguyên nhân nhưng không thành công.
  • Bé quấy khóc và trên cơ thể có một khu vực bị sưng
  • Xuất hiện tình trạng nôn mửa
  • Nhìn thấy con có vẻ yếu ớt hoặc không cử động được.
  • Không chịu ăn hay uống hay rất ít trong hơn 8 giờ

Vài dòng cho mẹ và ba có con đang quấy khóc khó chịu

Bé gắt ngủ khóc thét và mẹ đã cho bú, thay tã. vỗ về, hát ru đồng thời cũng đã kiểm tra tất cả những lý do khác nhưng vẫn vô ích. Điều này khiến mẹ thật sự kiệt sức, thất vọng và choáng ngợp.

Lúc này, hãy đảm bảo bé đã an toàn, đặt lại bé vào nôi/cũi, kiểm tra lần nữa tất cả và rời khỏi phòng. Và nhờ ông xã hay một thành viên khác trong gia đình tiếp quản có thể là một lựa chọn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Tuyệt chiêu xoa dịu trẻ 3 tháng gắt ngủ hiệu quả

Để giấc ngủ con nhẹ nhàng, bé hết gắt ngủ với 8 mẹo hay từ mẹ Nhật

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để trẻ khóc một chút không làm tổn thương chúng về mặt cảm xúc. Việc cố gắng tiếp tục an ủi một đứa trẻ đang cáu gắt mà không rõ nguyên nhân và mẹ đang trong tâm lý không tốt sẽ không mang lại lợi ích cho cả hai.

Trẻ sơ sinh khi vừa chào đời chưa quen được với sự thay đổi môi trường, trẻ cũng chưa biết cách biểu đạt cảm xúc nên bất cứ thứ gì tác động đến bé đều làm bé khóc. Bên cạnh đó mẹ cũng đang học hỏi, tập làm quen dần với cách nuôi con nên còn nhiều bỡ ngỡ, đối mặt với tiếng khóc của con mỗi đêm càng làm mẹ căng thẳng từ đó dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh nếu không nhận được sự quan tâm, chia sẻ của chồng và gia đình.

Khi cảm thấy đã đến giới hạn chịu đựng của bạn thân khi bé gắt ngủ khóc thét, hãy hít thở sâu, bước ra ngoài trong vài phút và nhớ rằng nuôi con là một nghệ thuật và cần rất nhiều thời gian để cả mẹ và con hiểu nhau. Cho mình thời gian bình tĩnh, và sau đó trở lại để tiếp tục tìm hiểu lý do. Nếu không, hãy mang con đến để được bác sĩ tư vấn và giúp mẹ những cách thử để khắc phục tình trạng này nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu