Bé gái mỉm cười khi chào đời, người mẹ vui mừng muốn ôm hôn con nhưng chưa kịp thực hiện ý nghĩ, cô đã thấy bác sĩ đỡ sinh cho cô đã tét một cái vào mông con gái và đứa bé ngay lập tức cất tiếng khóc rất to, cô sốc đến nỗi muốn bật dậy.
Bé gái mỉm cười khi chào đời nhưng lại bị bác sĩ tét vào mông
Sản phụ Zhang Zhang đau đớn trong thời gian chờ đợi sinh. Đây là lần đầu tiên cô sinh con và cô bắt đầu lo lắng khi nghĩ về cuộc sống với thiên thần nhỏ trong tương lai.
Khi đứa trẻ có dấu hiệu sắp chào đời, Zhang Zhang nhanh chóng được nhân viên y tế đẩy vào phòng sinh. Để trấn an và động viên vợ, người chồng đã nói với cô rằng: “Đừng sợ, anh sẽ đợi em bên ngoài.”.
Zhang Zhang có một thai kỳ khỏe mạnh và có thể đứa trẻ cũng biết thương mẹ nên quá trình sinh con của Zhang Zhang diễn ra khá suôn sẻ. Sau hơn 2 giờ, Zhang Zhang hạ sinh một cô công chúa.
Bước vào ca vượt cạn, ai cũng hy vọng mẹ tròn con vuông. Thế nhưng không ít những tình huống phát sinh nằm ngoài sự hiểu biết của mẹ khiến người mẹ cảm thấy bối rối
Kết thúc ca sinh, Zhang Zhang dường như kiệt sức hoàn toàn, người chẳng còn chút sức nào. Nhưng ngay khi nhìn thấy con gái nở một nụ cười, cô lại trộm nghĩ phải ôm đứa bé và hôn con 1 cái. Nhưng chưa kịp thực hiện ý nghĩ, cô đã thấy bác sĩ đỡ sinh cho cô đã tét một cái vào mông con gái và đứa bé ngay lập tức cất tiếng khóc rất to. Nhìn thấy bác sĩ tét vào mông bé, cô sốc đến nỗi muốn bật dậy. Tuy nhiên y tá bên cạnh đã trấn an Zhang Zhang: “Không sao đâu, chị đừng lo lắng”.
Nữ bác sĩ không thể mỉm cười trước thái độ của sản phụ Zhang, nhưng cô vẫn kiên nhẫn giải thích: “Đừng lo lắng, tét vào mông như một cách để kích thích bé khóc khi ra ngoài. Một đứa trẻ không cần tự thở khi còn trong bụng mẹ nhưng sau khi chào đời, bé phải tự thở bằng phổi và khí quản của mình. Trẻ cất to tiếng khóc khi sinh đồng nghĩa với việc hệ hô thống của con bé được kích hoạt và hoạt động bình thường. “
Khi nghe những lời giải thích của bác sĩ, cô cảm thấy sợ và rất biết ơn bác sĩ
Zhang Zhang đã kể lại cho chồng toàn bộ những gì đã xảy ra trong phòng sinh. Cô bảo rằng ngay khi thấy bác sĩ tét vào mông con, cô cảm thấy rất tức giận và chán nản nhưng khi nghe những lời giải thích của bác sĩ, cô không ngờ rằng một đứa trẻ sơ sinh phải trải qua một tình huống như vậy, cô cảm thấy ngại vì có thái độ không hay của mình và rất biết ơn bác sĩ. Nghe bác sĩ nói “đứa trẻ vẫn khỏe mạnh”, chồng cô chỉ biết mỉm cười.
Tiếng khóc đầu đời có ý nghĩa như thế nào đến sức khỏe của bé?
Khi còn ở trong bụng mẹ, khí oxi được đưa tới thai nhi thông qua dây rốn và CO2 cũng được thải ra bằng cách này. Lúc chào đời, bé phải tự thở bằng phổi và khí quản của mình, cho nên tiếng khóc đầu tiên là nỗ lực của bé, cho thấy bé có thể tự thở để thích nghi với môi trường hoàn toàn mới.
Tiếng khóc đầu đời có ý nghĩa như thế nào đến sức khỏe của bé?
Bé sẽ khóc khoảng 30 giây đến 1 phút sau khi sinh ra. Tiếng khóc đầu đời cũng cho thấy bé đã được hút hết nước ối và các chất khác trong phổi, mũi để có thể thở ở môi trường bên ngoài dễ dàng hơn.
Nếu bé nhà bạn vẫn khóc sau vài phút sinh ra và sau lần bú mẹ đầu tiên thì có thể bé đang bị chấn thương sau sinh. Nhưng sau đó bé sẽ mệt, kiệt sức và ngủ thiếp đi. Thông thường bé sẽ khóc trong khoảng 20 giây đầu tiên, nhưng nhiều khi bé khóc khi vai bé còn chưa chui ra khỏi bụng mẹ, do lượng CO2 trong máu quá nhiều và kích thích các phản xạ ở trung tâm hô hấp giúp bé thở sớm hơn bình thường.
Với những bé không tự khóc sau khi sinh ra thì trong năm đầu tiên bé rất dễ bị các vấn đề về mũi và cảm lạnh. Tỷ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng cũng cao hơn và có thể dẫn đến điếc hoặc phát triển ngôn ngữ chậm.
Những dấu hiệu bất thường các mẹ cần lưu ý khi nghe tiếng khóc đầu đời của con
– Nếu bé khóc nghe rất chói tai thì có thể đã có 1 áp lực lớn trong hộp sọ bé.
– Nếu tiếng khóc rất khàn, có thể bé đang bị chuột rút
– Nếu bé khóc như 1 chú mèo, thì có thể bé đang mắc một căn bệnh di truyền
– Còn nếu như bé khóc rất yếu ớt, không đáng kể thì hãy nhờ đến bác sĩ can thiệp. Bởi vì đó có thể là do rối loạn thần kinh hoặc một số biến chứng bất thường khác.
Nguồn webtretho
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!