Bé bị chảy máu mũi 1 bên là biểu hiện của bệnh gì? Bố mẹ nên làm thế nào?

Có nhiều nguyên nhân làm bé bị chảy máu mũi 1 bên, cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam cũng khá đơn giản, tuy nhiên ba mẹ vẫn cần chú ý quan sát để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị chảy máu mũi 1 bên có thể do các nguyên nhân thông thường như thời tiết khô hanh, mũi bị tổn thương, dị ứng… hoặc do các bệnh lý nghiêm trọng.

Nội dung bài viết:

  • Vì sao trẻ bị chảy máu mũi 1 bên?
  • Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu mũi 1 bên

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Vì sao trẻ bị chảy máu mũi 1 bên?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam (thường xuất hiện ở một bên mũi) là hiện tượng thường gặp ở trẻ, có thể xuất hiện ở lứa tuổi từ 2-10 tuổi.

Theo các bác sĩ của bệnh viện nhi đồng, trẻ chảy máu mũi thường do nhiều nguyên nhân như sau:

Bạn có thể chưa biết:

Thun buộc tóc kẹt trong mũi suốt 3 ngày khiến bé 4 tuổi bị chảy máu mũi và ngạt tắt đường thở

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sau khi rụng có thể là bệnh lý nguy hiểm!

1. Trẻ vô tình bị chấn thương mũi 

Mũi trẻ có thể chảy máu do bị va chạm mạnh khi té ngã, đánh nhau hay đơn thuần chỉ do con ngoáy mũi, xì mũi không đúng cách hay một số trẻ trong lúc chơi đã vô tình nhét vật lạ vào mũi, khiến mũi bị tổn thương mà bố mẹ không biết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Do mũi quá khô

Nếu thời tiết hanh khô, đặc biệt khi khí hậu trở lạnh sẽ khiến cho không khí trở nên khô và nóng hơn. Ở một số trẻ dễ bị khô mũi, mạch máu của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị vỡ, gây ra tình trạng bé bị chảy máu mũi 1 bên. Đây cũng là nguyên nhân bé bị chảy máu cam dễ gặp nhất là trong mùa khô hanh.

3. Trẻ bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một dị nguyên nào đó gây ra tình trạng viêm mũi, dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa họng, chảy nước mắt, ngứa quanh mắt. Trong đó một số trường hợp, trẻ có thể bị chảy máu hoặc hắt xì ra máu.

4. Trẻ gặp phải vấn đề về bệnh lý

Đôi khi em bé chảy máu mũi là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, sốt xuất huyết, rối loạn chức năng đông máu, bệnh lý gan- thận, ung thư máu, có khối u trong mũi… Những bệnh lý này thường xuất hiện các dấu hiệu khác đi kèm ngoài hiện tượng chảy máu mũi.

Ý kiến bác sĩ thế nào?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 2-10 tuổi. Chảy máu mũi thường chỉ gặp ở một bên mũi và rất ít khi chảy máu ở cả hai bên.

Nguyên nhân gây chảy máu mũi rất đa dạng, có thể gặp phải do chấn thương, nhét vật lạ vào mũi ở trẻ em, ngoáy mũi, xì mũi không đúng cách. Việc tiếp xúc với môi trường nóng và khô quá lâu, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, trải qua các phẫu thuật ở vùng mũi, dùng một số thuốc để xịt mũi trong thời gian dài hay sử dụng thuốc kháng đông cũng có thể gây nên tình trạng này. Ngoài ra, chảy máu mũi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lí như tăng huyết áp, sốt xuất huyết, rối loạn chức năng đông máu, bệnh lý gan- thận, ung thư máu, có khối u trong mũi.

Bố mẹ nên làm gì khi bé bị chảy máu mũi 1 bên?

Với các trường hợp bé bị chảy máu mũi 1 bên do các nguyên nhân thông thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe, bố mẹ chỉ cần lưu ý về cách cầm máu và vệ sinh mũi cho bé. Còn nếu bé có biểu hiện bệnh lý thì cần theo dõi kết hợp với các dấu hiệu khác để đưa trẻ đi khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu mũi

Khi thấy bé bị chảy máu mũi, việc đầu tiên là bố mẹ nên bĩnh tĩnh trấn an, dỗ dành để trẻ không hoảng sợ và hợp tác tốt hơn. Sau đó thực hiện theo các bước sau:

  • Cho trẻ dựa lưng vào ghế hoặc ngồi vào lòng của bạn.
  • Đầu trẻ hướng ra trước và hơi cúi xuống.
  • Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.
  • Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Trong khi chờ đợi, cho trẻ đọc sách hay xem tivi. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.
  • Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.

Bác sĩ Nam cho biết, khi chảy máu mũi, bạn cần ngồi cúi đầu nhẹ ra trước, hít thở bằng miệng, dùng tay bóp nhẹ 2 cánh mũi trong 5-10 phút rồi thả ra xem máu còn chảy không. Lặp lại các bước trên nếu còn chảy máu. Sau 30 phút không cầm máu, bạn cần đến cơ sở y tế để được xử trí phù hợp. Nếu tình trạng chảy máu mũi xảy ra thường xuyên, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.

Bạn có thể chưa biết:

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam đơn giản và hiệu quả

Trẻ em hay chảy máu cam là bệnh gì, làm sao để điều trị cho bé khỏi bệnh?

2. Khi nào cần đưa trẻ đi khám

Khi đã áp dụng các cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam mà bé có thêm các biểu hiện sau thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, nhiều lần trong ngày hoặc liên tục trong nhiều ngày;
  • Nguyên nhân gây ra do trẻ lỡ nhét vật gì đó vào mũi;
  • Trẻ chảy máu nặng mặc dù bị thương nhẹ;
  • Tình trạng chảy máu đồng thời bắt nguồn từ các khu vực khác trên cơ thể, như nướu răng;
  • Dấu hiệu bị bầm tím do chấn thương nhẹ;
  • Nghi ngờ do tác dụng của một loại thuốc nào đó gần đây mới sử dụng cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị chảy máu mũi

  • Trẻ cần được nghỉ ngơi trong ít nhất 2 giờ 
  • Không cho trẻ ăn uống đồ nóng, thức ăn nóng, tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ
  • Hạn chế cho trẻ vận động mạnh, nâng nhấc vật nặng, chạy thể dục
  • Nếu trẻ bị táo bón thì cần bổ sung chất xơ và cho uống nhiều nước
  • Có thể làm ẩm niêm mạc mũi bằng nước muối sinh lý
  • Khi đã xuất hiện tình trạng chảy máu mũi, khu vực này sẽ nhạy cảm hơn nhiều và dễ chảy máu trở lại. Hiện tượng chảy máu cam chỉ dừng lại khi niêm mạc mũi bình phục, do đó cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa chảy máu mũi
  • Dùng máy phun sương làm ẩm không khí và chú ý vệ sinh máy thường xuyên

Tốt nhất là trẻ cần được đi khám ở các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa về tai-mũi-họng để sớm được điều trị.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương