Bé 30 tháng tuổi đã có khả năng kiểm soát tốt các cử động của mình, có thể tự chải răng tất nhiên là có sự giúp đỡ của người lớn, biết rửa và lau tay. Cha mẹ hãy theo dõi bài viết này để nắm được các nội dung sau đây:
- Phát triển thể chất của bé 30 tháng
- Phát triển nhận thức của trẻ 30 tháng tuổi
- Kỹ năng xã hội & cảm xúc
- Phát triển ngôn ngữ và lời nói
- Sức khỏe và dinh dưỡng
- Lời khuyên cho phụ huynh
Phát triển thể chất của bé 30 tháng
Kỹ năng vận động thô
Vào lúc 30 tháng (2 tuổi rưỡi), con của bạn có thể nhảy lên xuống bằng cả hai chân khỏi sàn và đi xuống cầu thang trong khi xen kẽ chân. Thậm chí bé thậm chí có thể đạp xe ba bánh một mình.
Sự cân bằng của bé cũng có thể đã được cải thiện và điều này sẽ cho phép bé chạy trong khi tránh chướng ngại vật theo cách của mình. Với sự kiểm soát tốt hơn bàn tay và bàn chân của mình ở giai đoạn này, bé sẽ khám phám nhiều loại vận động và hoạt động khác hơn.
Lời khuyên:
- Đảm bảo an toàn cho mọi khám phá vận động cho bé 30 tháng tuổi ở trong nhà.
- Thiết lập các chướng ngại vật nhỏ ở nhà như leo, chui, bò, lết… để cho bé có thể tiêu tốn một số năng lượng tích cực.
- Công viên và sân chơi là nơi tuyệt vời để bé chạy thỏa thích, khám phá một cách an toàn.
Kỹ năng vận động tinh
Vào thời điểm con bạn 30 tháng tuổi, bé có thể thực hiện việc cắt đơn giản, gấp giấy tờ, vẽ nguệch ngoạc và thậm chí còn đặt tên một vài màu như màu đỏ và màu vàng. Nút lớn và dây khóa kéo không phải là vấn đề, con dễ dàng xoay cổ tay để mở nắp chai. Xếp hình và các hình khối chắc chắn sẽ giữ cho bé chơi suốt cả buổi!
Lời khuyên:
- Cho bé chơi nhiều với màu sắc như bút màu, màu sáp, màu nước để bé trải nghiệm, và cố gắng không phải lo lắng quá nhiều về sự bày bừa, vì đây là cách để bé khám phá trải nghiệm và phát triển về tư duy, nhất là tư duy sáng tạo.
- Dạy bé dọn dẹp sau khi chơi cũng là một phần của bài học.
- Cùng con xây dựng các khối hình lego thành phố với nhau để gia tăng sự như phối hợp tay mắt.
Phát triển nhận thức của trẻ 30 tháng tuổi
Dấu hiệu phát triển ở bé 30 tháng chính là sự phát triển nhảy vọt của bộ não.
Với một sự chú ý lâu hơn, ba mẹ thực sự có thể dành thời gian này để thúc đẩy học tập và chơi phát triển. Bây giờ là thời điểm tuyệt vời để kết hợp các hoạt động giải quyết vấn đề đơn giản hoặc thậm chí các hoạt động khuyến khích dùng thử và báo lỗi. Bé cũng có thể sắp xếp, phân loại thành các bộ theo hình dạng, kích thước và màu sắc.
Lời khuyên:
- Các đồ chơi xếp hình đầy màu sắc là một cách tuyệt vời để dạy cho trẻ 30 tháng tuổi kỹ năng phân loại.
- Dạy bé sự khác biệt giữa vị trí trên dưới và trong ngoài.
- Chơi với nước với các thùng chứa có kích thước khác nhau có thể dạy cho trẻ biết khái niệm về kích thước.
- Sự lặp lại các bài hát và vần điệu sẽ giúp con ghi nhớ tốt hơn.
Kỹ năng xã hội & cảm xúc
Kỹ năng xã hội
Ở giai đoạn phát triển bé 30 tháng tuổi, con của bạn dần dần bắt đầu chơi với những đứa trẻ khác. Trong khi con của bạn có thể bắt đầu tương tác nhiều hơn và chơi với các trẻ khác, một số bé vẫn đấu tranh với khái niệm chia sẻ.
Bé cũng có thể nhanh chóng thất vọng vì vừa muốn trở nên độc lập nhưng vẫn cần một chút giúp đỡ từ mẹ.
Lời khuyên:
- Cho con chơi với một nhóm bạn quen thuộc giúp bé thấy thoải mái hơn.
- Để trẻ thấy và học sự luân phiên, chờ đời đến lượt và chia sẻ.
- Khích lệ con tự giới thiệu mình với các bạn nhỏ vì bây giờ là bé có thể tự giới thiệu tên mình.
- Khuyến khích chơi trò đóng vai nhân vật, làm cho nó thật vui và thật hài hước! Đây không chỉ là niềm vui mà còn giúp phát triển cảm giác hài hước cho con.
Kỹ năng cảm xúc của bé 30 tháng
Là một phần trong thời gian phát triển bé 30 tháng tuổi, bé vẫn sẽ thấy chút khó khăn khi muốn thể hiện cảm xúc. Đừng lo lắng nếu bé khó chịu khi bạn không thể hiểu ý mình. Cha mẹ có thể thấy giai đoạn này thực sự bực bội, nhưng kiên nhẫn là chìa khóa. Hãy nhớ rằng có lẽ cảm giác thất vọng của con sẽ lớn hơn cả bạn.
Bé có thể bắt đầu phát triển những nỗi sợ mới, chẳng hạn như ở một mình trong bóng tối và những kẻ nói xấu.
Các cơn mè nheo, ăn vạ của con sẽ đa dạng hơn. Nhưng điểm cộng thông qua giai đoạn này là con của bạn đang bắt đầu điều chỉnh hành vi của mình khi đang phân biệt dần giữa đúng và sai.
Lời khuyên:
- Khen ngợi bé khi cư xử thực sự tốt và cố gắng khuyến khích hơn là chỉ huy.
- Hãy lắng nghe khi bé có điều gì đó để nói vì điều đó khiến bé cảm thấy quan trọng và yêu thương.
- Hãy nhẹ nhàng khi điều chỉnh bé. Xét cho cùng, bé vẫn đang học sự khác biệt giữa cái gì đúng và cái gì sai.
Phát triển ngôn ngữ và lời nói
Tại thời điểm này, bé 30 tháng có thể phân biệt sự khác biệt giữa các từ đơn giản như “nóng và lạnh” hoặc “lên và xuống”.
Thay đổi lớn nhất là trẻ từ từ có thể nói những cụm từ ngắn thay vì trả lời tiếng một. Bé có thể làm theo các hướng dẫn đơ giản một cách trơn tru hơn.
Bạn có thể thấy bé nói chuyện rất lớn, la hét rất to, đừng lo lắng vì con đang ở thời điểm học về âm lượng và nghe giọng của mình.
Lời khuyên cho ba mẹ có bé 30 tháng
- Hãy để trẻ lặp lại sau khi nghe bạn đọc. Làm rõ từng từ một cách rõ ràng và yêu cầu bé nhìn miệng khi bạn phát âm một từ nào đó. Đọc với các tông khác nhau.
- Những cuốn sách có rất nhiều đại từ là một cách tuyệt vời để dạy cho bé cách giao tiếp.
- Flashcards ảnh có thể giúp từ vựng của bé tăng lên.
- Tiếp tục giao tiếp với trẻ trong thời gian này. Trò chuyện giúp bé có cơ hội mở rộng vốn từ vựng của mình
- Hãy kiên nhẫn khi bé đặt câu hỏi. Bé sẽ cực kỳ tò mò trong thời gian này!
- Luôn luôn nhớ kiên nhẫn và khuyến khích con. Đừng so sánh những thành tựu của bé với các bé khác. Hãy làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ bởi vì mọi người đều có phong cách học tập khác nhau.
- Hãy nhớ bé sẽ không nhỏ như vầy mãi, vì vậy bây giờ, hãy tận hưởng sự tò mò không ngừng của bé và bản chất tò mò trong khi chuẩn bị nền tảng cho những điều tuyệt vời sắp tới.
Sức khỏe và dinh dưỡng
Ở lứa tuổi này vẫn phải đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất để trẻ lớn nhanh, khoẻ mạnh và thông minh. Chế độ ăn hằng ngày gồm 3-4 bữa chính, kết hợp thêm 1-2 bữa phụ.
Bữa chính của trẻ phải bao gồm những loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như: thịt, cá, tôm, trứng, các loại rau xanh. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn: đạm, tinh bột, dầu mỡ và vitamin. Bữa phụ có thể bổ sung thêm sữa bột, các chế phẩm từ sữa, sữa chua…
Ở độ tuổi này khả năng mắc bệnh béo phì đã có thể xảy ra. Do đó chế độ ăn của trẻ được Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyên nên giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể bé không quá 30% của năng lượng hàng ngày. Đồng thời chuyển sang sử dụng sữa và phô mai ít chất béo và cho bé ăn nhiều cá, đậu, rau, hoa quả… Đặc biệt là không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi.
Ngoài ra để tránh ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ, cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ăn ngọt như kẹo, bánh ngọt nhất là trước giờ đi ngủ.
Lời khuyên cho phụ huynh
Để tập cho con biết chia sẻ, quan tâm đến người khác, tôn trọng bạn bè, cha mẹ nên cho con chơi với trẻ cùng độ tuổi. Đồng thời điều này cũng giúp trẻ học thêm được những kỹ năng học và chơi của các bạn.
Thường xuyên đưa trẻ tới những nơi có không gian mở như vườn bách thú, công viên, dạo phố, mua sắm để trẻ làm quen với những môi trường mới. Ở đây trẻ có thể thoả sức vui chơi khám phá thế giới cũng như giao tiếp, kết bạn với mọi người xung quanh.
Ngoài đưa trẻ tới khám bệnh định kỳ, cần giữ vệ sinh cho trẻ đặc biệt là vệ sinh thân thể và ăn uống để giúp trẻ tăng sức đề kháng tốt nhất.
Theo theAsianparent Singapore
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!