Bé 26 tháng tuổi thích chạy nhảy cả ngày, con thích làm những việc nhỏ để giúp bố mẹ. Bữa ăn của trẻ cần nấu đặc hơn.
Đây là những nội dung trong bài viết này:
- Sự phát triển của trẻ 26 tháng tuổi về thể chất
- Phát triển nhận thức
- Phát triển xã hội & cảm xúc
- Khả năng ngôn ngữ và lời nói
- Sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ 26 tháng tuổi
- Lời khuyên cho phụ huynh
Sự phát triển của trẻ 26 tháng tuổi về thể chất
- Trong khi hình thể có nhiều thay đổi, não bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh dù mọi hoạt động của não vẫn chưa cân bằng.
- Khuôn mặt bé đã dài ra và cân đối với đầu không còn rất nhỏ so với sọ như lúc mới sinh. Chân tay bé cũng không ngừng dài ra trong quá trình phát triển. Bụng bé dường như đã “thon gọn” hơn. Bé đã mọc gần đủ 20 chiếc răng sữa.
- Khả năng vận động của bé 26 tháng tuổi rất tốt. Trẻ có khả năng giữ thăng bằng và phối hợp các động tác một cách khéo léo.
- Không những trẻ có khả năng lên kế hoạch mà còn có thể thực hiện được các cử động ngày càng phức tạp hơn
- Trẻ 26 tháng tuổi thích chạy, nghịch quanh nhà và làm bất cứ thứ gì mình muốn. Trong khoảng thời gian này, dáng đi, kiểu cách đặc trưng riêng của trẻ sẽ được thể hiện rõ nét.
- Sở thích leo cầu thang của trẻ vẫn còn tiếp diễn trong tháng này. Trẻ thích được làm những việc nhỏ để giúp bố mẹ.
Phát triển nhận thức
Khả năng nhận thức của trẻ đã khá tốt: trẻ đã có thể nhận biết được bản thân. Bé gái rất thích được làm điệu. Trẻ có thể đòi đổi bộ quần áo mà trẻ thích, kể cả có sự can ngăn của bố mẹ. Con thích được tự mình chải tóc, tự mình gội đầu, tắm rửa hay giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ.
Bé 26 tháng đang tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh mình bằng cách chạm vào, nghe và nhìn vào con người và vật thể.
Bé có thể giải quyết vấn đề về tinh thần thông qua một quá trình thử và làm lỗi. Chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào nó, bé có thể đánh giá ý tưởng và cách sử dụng.
Khi khả năng trí tuệ của bé phát triển hơn nữa, bạn sẽ nhận thấy rằng bây giờ bé hiểu các khái niệm thời gian.
Hạn chế duy nhất cho bé 26 tháng tuổi là cách nắm bắt các khái niệm cảm xúc phức tạp. Bé sẽ không hiểu rằng một phụ huynh đang ly hôn hoặc một thành viên trong gia đình đang bị bệnh là thế nào.
Phát triển xã hội & cảm xúc
- Thích giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ nhặt và làm theo ý mình như chọn quần áo để mặc sau khi tắm, tự mang/cởi giày, tất sau khi đi chơi đâu đó, tự rửa và lau khô tay, tự mặc quần áo, cài nút áo giúp mẹ.
- Thích được chơi với những bạn cùng lứa tuổi.
- Đến giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết phản kháng. Đá, đấm, cắn và xô đẩy là những phản ứng khi bé bực bội.
- Bé có tính tò mò rất mạnh, ham tìm hiểu môi trường, thích đặt các câu hỏi và có khả năng tự thu xếp cuộc sống tốt hơn.
Khả năng ngôn ngữ và lời nói
Trẻ rất thích học từ và kiểu phát âm các từ mới bằng cách lặp lại tất cả những gì mà bạn nói cho trẻ nghe, ngay cả khi trẻ không hiểu được những từ mới đó có nghĩa là gì. Quá trình lặp lại này đôi khi được gọi là “thói nhại lời”.
Trẻ đã có thể nói được khá nhiều từ, nhiều câu ngắn đơn giản như: con ăn rồi, đi chơi đi chơi. Tuy nhiên trẻ thường có xu hướng nói ngọng và nuốt âm. Khả năng giao tiếp ngày càng thuần thục và mọi người hiểu trẻ nhiều hơn. Khoảng thời gian này trẻ sẽ hay hỏi bạn về mọi thứ và trò chuyện rất lâu, với rất nhiều câu hỏi ngộ nghĩnh và thú vị.
Sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ 26 tháng tuổi
Trong độ tuổi này trẻ thường có các biểu hiện như ngậm thức ăn mà không nhai, thịt thì nhai lấy nước mà không nuốt bã. Do đó bạn nên tập cho trẻ nhai thường xuyên hơn, không nên quá lạm dụng việc xay, nghiền nhỏ thức ăn ở tuổi này. Bữa ăn của trẻ cần nấu đặc hơn. Các loại rau củ quả và thức ăn mặn thái miếng nhỏ, nấu mềm.
Đặc biệt nên tập cho trẻ ăn các loại hoa quả, vừa nhiều màu sắc và có độ mềm thích hợp. Bánh qui ăn dặm cũng rất hiệu quả cho trẻ tập nhai. Trong bữa ăn hay làm động tác nhai để trẻ học theo.
Lời khuyên cho phụ huynh
Do trẻ rất hiếu động, muốn khám phá thế giới xung quanh nên thường đặt ra nhiều các câu hỏi như: tại sao, cái gì, như thế nào, hoặc quậy tung hết mọi thứ nên khiến bạn thật sự không chịu nổi. Tuy nhiên hãy kìm chế bản thân, đừng nên nổi nóng hoặc trả lời trẻ một cách chống đối, qua loa. Hãy tập cho trẻ thói quen tôn trọng vấn đề của người khác, chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra.
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng, thân thể thường xuyên để phòng tránh một số bệnh thường gặp ở độ tuổi này. Và bạn đừng quên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiêm phòng và thăm khám bệnh định kỳ.
Nguồn – theAsianparent Singapore
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!