Bé 2 tuổi hay quấy khóc về đêm có thể do con đói bụng, con đã tè ướt quần áo hoặc là vì con đang gặp vấn đề bất thường về sức khỏe. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi khó ngủ quấy khóc về đêm
- Bé 2 tuổi khóc đêm nhiều có nguy hiểm không?
- Ba mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng khóc đêm ở bé 2 tuổi?
Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi hay quấy khóc về đêm
1. Bé bị đói bụng
Ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu ăn rất nhiều và nhu cầu này gia tăng dần theo thời gian. Những ngày trẻ hoạt động quá mức thì mẹ cần cho trẻ ăn nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ. Nếu để trẻ đói bụng, bé sẽ ngủ không ngon giấc và quấy khóc về đêm.
2. Do tè dầm
Bé 2 tuổi vẫn chưa kiểm soát được khả năng đi tiểu tiện nên nếu ban đêm mà bị tè dầm thì một số trẻ sẽ thức dậy và quấy khóc. Điều này là bình thường và rất phổ biến ở độ tuổi này, vì vậy ba mẹ không nên trách phạt con. Chỉ cần lau dọn sạch sẽ thì trẻ có thể ngừng khóc và tiếp tục ngủ ngon giấc.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Bé 2 tuổi hay quấy khóc về đêm có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang cho bé ăn với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Hệ tiêu hóa ở trẻ 2 tuổi vẫn còn rất yếu nên nếu mẹ cho con ăn quá no hoặc ăn dặm với các loại thức ăn thô, cứng quá sớm thì cơ thể bé sẽ chưa thể tiêu hóa được hết. Ngoài ra, một số trẻ còn gặp tình trạng dị ứng protein của sữa bò. Điều này gây nên tình trạng đầy hơi và khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm.
4. Trẻ bị đau bụng
Nếu bạn thấy trẻ quấy khóc về đêm kèm theo hiện tượng co 2 đầu gối gập vào bụng thì có thể bé đang bị đau bụng. Trẻ nhỏ thường bị đau bụng sinh lý, cơn đau xuất hiện vào cùng một thời điểm nào đó trong ngày (thường là vào buổi tối) và sau đó sẽ tự hết. Nếu nghi ngờ bé bị quấy khóc do đau bụng, mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
5. Trẻ bị bệnh còi xương
Nếu bé thường xuyên thức giấc nửa đêm, quấy khóc và đòi ăn thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh còi xương. Bệnh này xảy ra do cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc nhiều đêm liên tục không chịu ngủ. Ngoài ra, bệnh còi xương còn đi kèm một số dấu hiệu như rụng tóc, hay ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng,…
Bé 2 tuổi khóc đêm nhiều có nguy hiểm không?
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ bởi khi ngủ, tuyến yên trong não của trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí não.
Vì vậy, bé 2 tuổi hay quấy khóc về đêm không chịu ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Cụ thể:
- Chậm phát triển chiều cao và cân nặng
- Trí não kém phát triển, giảm khả năng nhận thức, tiếp thu khi học tập
- Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
- Tăng áp lực lên tim
- Trẻ dễ bị huyết áp cao do hiện tượng tăng áp lực máu não
Ngoài ra, trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm liên tục còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của tất cả mọi người trong gia đình, đặc biệt là người mẹ. Theo thống kê, trẻ thường xuyên quấy khóc thì người mẹ lại càng dễ bị stress, lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, stress liên tục còn gây nên tình trạng mất sữa và ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của người mẹ.
Ba mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng khóc đêm ở bé 2 tuổi?
1. Thay đổi không gian ngủ cho bé
Để bé ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn, mẹ hãy thử giảm ánh sáng trong phòng ngủ của bé. Ngoài ra, mẹ còn cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi chỗ giường/nôi của bé để nơi bé ngủ luôn được thông thoáng, sạch sẽ. Để ý nhiệt độ trong phòng đã vừa phải hay chưa cũng là việc làm quan trọng, nhiệt độ không quá nóng, cũng không quá lạnh sẽ giúp bé có giấc ngủ sâu hơn.
Bên cạnh đó, mẹ có thể đặt đồ vật hoặc trang trí phòng theo sở thích của bé. Con gái thường thích phòng màu hồng, búp bê,… còn con trai lại thích các nhân vật siêu nhân, siêu anh hùng,… Việc trang trí không gian ngủ cho bé sẽ giúp bé thích thú việc ngủ hơn và cảm thấy gần gũi, an tâm hơn khi bên cạnh mình luôn có những nhân vật mình yêu thích.
2. Sử dụng âm thanh
Một số bé ngủ nhanh hơn khi được nghe các bản nhạc hòa tấu có giai điệu du dương, nhẹ nhàng. Nhiều bé khác lại dễ ngủ hơn khi được nghe những âm thanh đều đều của những tạp âm xung quanh như tiếng quạt, tiếng máy điều hòa, tiếng máy sấy, tiếng nước chảy,… Cũng có bé sẽ dễ ngủ trong môi trường thật sự yên tĩnh, không có bất kỳ tiếng động nào. Mẹ có thể thử nhiều âm thanh khác nhau để xem đâu là âm thanh phù hợp và giúp bé ngủ ngon nhất.
3. Kết hợp một số hoạt động trước khi ngủ
Bé thường khó ngủ nếu như trước giờ ngủ, con vận động quá nhiều. Vì vậy trước khi ngủ, ba mẹ nên hạn chế cho bé chơi những trò chơi cần vận động nhiều. Ngoài ra, một số bé có thể ngủ ngoan hơn khi ba mẹ áp dụng các hoạt động sau đây với con trước giờ ngủ:
4. Khắc phục tình trạng trẻ còi xương
Phơi nắng sáng cho bé thường xuyên: Phơi nắng giúp tiền vitamin D nằm ở dưới da bị hoạt hóa, và hình thành nên vitamin D. Hãy tắm nắng cho con trước 9h sáng và mỗi lần từ 10-30 phút. Hãy cởi bớt quần áo cho con, để ánh nắng mặt trời được chiếu trực tiếp lên da bé.
Uống hoặc tiêm vitamin D: Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để biết nên bổ sung vitamin D như thế nào. Liều lượng dùng vitamin D tham khảo là 4000 UI/ngày và kéo dài 4 – 8 tuần. Ngoài ra, tiêm vitamin D 200.000 UI/uống cũng là 1 cách cung cấp vitamin D cho trẻ, 3 tháng tiêm nhắc 1 lần và kéo dài trong vòng 1 năm.
5. Đi khám bác sĩ
Nếu đã áp dụng những cách trên mà trẻ vẫn không ngừng khóc, đặc biệt là những trường hợp bé khóc dai dẳng, kéo dài liên tục, khóc to đến khàn cả tiếng,… thì ba mẹ cần đưa con đi khám để tìm hiểu nguyên nhân xem con có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho ba mẹ về nguyên nhân vì sao bé 2 tuổi hay quấy khóc về đêm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ có những kiến thức quý báu trong việc chăm sóc con nhỏ trong những giai đoạn đầu đời.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!