Bầu bị ù tai là hiện tượng thường gặp trong suốt quá trình thai kỳ, khiến không ít mẹ cảm thấy khó chịu. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi, hãy cùng theAsianparent tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân bà bầu bị ù tai
Ù tai là âm thanh có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận và thường không thể nghe được bởi người xung quanh. Bà bầu có thể nghe thấy tiếng kêu đơn âm hoặc những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng quạt máy chạy…
Chứng ù tai không chỉ gây bất tiện cho cuộc sống hằng ngày mà còn khiến không ít mẹ bầu hoang mang lo lắng. Nguyên nhân dẫn đến ù tai ở phụ nữ mang thai:
- Chủ yếu là do mang thai thiếu máu, khiến lượng oxy lên não không đủ dẫn đến ù tai
- Viêm nhiễm vùng khiến mũi bị tắc nghẹt khiến tỉ lệ bị ù tai khi mang thai tăng cao tai mũi họng
- Triệu chứng của các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai….
- Bị viêm nhiễm mạng ở vùng tai mũi họng mà không có biện pháp điều trị kịp thời gây ra những biến chứng đáng tiếc trong đó có hiện tượng ù tai khi mang thai
- Sự thay đổi của hormone và cơ thể, khiến tâm trạng không ổn định hay lo lắng, suy nghĩ, trầm cảm… dẫn tới mất ngủ, suy nhược cơ thể gây ra ù tai khi mang thai
- Do bị chấn thương vùng đầu, hay tai cũng là nguyên nhân khiến ù tai khi mang thai
- Tâm trạng bất ổn, cảm giác mệt mỏi, lo lắng, thường xuyên mất ngủ trong quá trình mang thai cũng có thể khiến tai bị ù
- Do tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian quá dài hay sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê quá nhiều
Phương pháp điều trị cho bà bầu bị ù tai
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ù tai khi mang thai chỉ là một triệu chứng tạm thời và sẽ tự biến mất sau khi bạn sinh em bé và không cần điều trị.
Không nên tự ý dùng thuốc khi đang mang thai, bởi tác động của thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng không ngờ tới thai nhi. Các chị em khi mắc chứng ù tai nên áp dụng các biện pháp cải thiện cuộc sống, sinh hoạt và luyện tập đều đặn để giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cách tốt nhất, mẹ bầu nên đến các cơ sở chuyên khoa sâu về tai mũi họng để có đủ điều kiện khám chẩn đoán tốt các bệnh lý chuyên khoa. Khi đi khám, bạn nên thông báo với bác sĩ về tình trạng thai kỳ, bệnh sử và các thuốc đã uống để được theo dõi chặt chẽ hơn.
Một số mẹo tại gia cho mẹ bầu bị ù tai
Xây dựng chế độ giàu dinh dưỡng
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng không chỉ tốt cho cơ thể của mẹ mà còn cho cả thai nhi. Trong quá trình mang thai, thiếu hụt sắt là nguyên nhân chính dẫn đến ù tai.
Chính vì thế cần tăng cường bổ sung đầy đủ chất này, cũng như các vitamin cần thiết. Thực phẩm giàu sắt như gan lợn, đậu phụ, củ dền, bông cải xanh, hạt bí xanh, thịt bò, bột mì, ngũ cốc, bí đỏ.
Tránh căng thẳng, luôn giữ tâm trạng thoải mái
Mẹ có biết tâm trạng thoải mái giúp cải thiện được rất nhiều tới trạng thái sức khỏe. Mệt mỏi, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy căng thẳng trong thai kỳ.
Để tránh tình trạng ù tai hay các hiện tượng nguy hiểm khác, bà bầu cần được nghỉ ngơi đầy đủ, chọn không gian yên tĩnh để có giấc ngủ tốt. Tránh làm việc nặng nhọc và không tiếp xúc với các môi trường ồn ào, bụi bẩn.
Tránh xa các chất kích thích
Tất cả các chất kích thích như thuốc lá rượu bia đều có thể làm giảm sức khỏe của bà bầu. Không những thế nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Nếu bà bầu mắc các bệnh về tai mũi họng, việc sử dụng các chất kích thích có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Massage tai kết hợp với các bài tập
Các bài tập massage kích thích lên dây thần kinh sẽ giúp tình trạng ù tai giảm đi đáng kể.
- Chườm muối lên tai: Rang nóng khoảng 100g muối hạt rồi cho vào túi chườm. Bạn chườm xung quanh tai khoảng 15 phút, thực hiện 2 lần/ngày cho đến khi hết ù tai.
- Ấn huyệt cho tai: Phương pháp này yêu cầu bạn phải có kiến thức về bấm huyệt, massage. Bạn đặt 2 lòng bàn tay lên 2 tai, xoa từ từ theo hình tròn để vành tai nóng lên. Sau đó, dùng ngón giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo ra. Thực hiện lặp lại khoảng 50 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Bầu bị ù tai không phải là hiện tượng xa lạ nhưng nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Trên đây theAsianparent gợi ý cho các bạn mẹo trị ù tai tức thời, nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc bầu bị ù tai kinh niên thì hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!