Mẹ bầu bị sưng nướu răng khó chịu và mẹo hay giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai khiến cơ thể thay đổi rất nhiều, ngay cả những bộ phận mà chúng ta không nghĩ tới. Thật bất ngờ, mẹ bầu bị sưng nướu răng là một trong những thay đổi đó. Vậy, mẹ nên làm gì để thoát khỏi cảm giác khó chịu này?

Tình trạng mẹ bầu bị sưng nướu răng

Khi mang thai, nướu của mẹ có thể bị đau, sưng, đỏ, nhạy cảm và dễ bị chảy máu. Đặc biệt là khi mẹ chải răng và dùng chỉ nha khoa. Đừng hoảng sợ - chuyện này khá bình thường. Nướu và răng của mẹ có thể sẽ quay trở lại tình trạng như trước khi sinh. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe răng miệng thời điểm nào cũng rất cần thiết, mẹ nhỉ?

Giai đoạn nào mẹ bầu bị sưng nướu răng?

Mẹ bầu có thể gặp tình trạng chảy máu răng thường xuyên trong khoảng 3 giữa thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2). Các hormone thai kỳ tương tự làm cho niêm mạc sưng lên. Xoang bị tắc nghẽn cũng làm viêm nướu từ khoảng tuần thứ 15 của thai kỳ, khiến chúng dễ bị chảy máu.

Nguyên nhân gây đau và chảy máu nướu khi mang thai

Nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc khiến nướu bị sưng và đau khi mang thai.

  • Nội tiết tố tăng gây sưng nướu: Hormone chắc chắn có nhiều khả năng là “thủ phạm" nhất. Chúng cũng sẽ khiến miệng mẹ bầu dễ bị vi khuẩn và mảng bám hơn. Cả hai đều có thể gây viêm nướu và sâu răng ở một số mẹ bầu nếu không được điều trị đúng cách.
  • Thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống: Mẹ cũng có thể tiết ra ít nước bọt hơn trong thai kỳ và thèm ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho mảng bám và sâu răng phát triển.
  • Ốm nghén trễ. Nếu mẹ bị ốm nghén với nôn mửa sớm, răng và nướu có thể cảm thấy những tác động tạm thời của những bồn axit này. Mẹ bầu không vui mừng vì điều đó đã qua sao?
  • Các giác quan "khó tính" xuất hiện khi mẹ bầu mang thai. Mẹ có thể chỉ đơn giản là siêu nhạy cảm với mùi hoặc vị của bạc hà khi mang thai. Tình trạng "ác cảm" với các sản phẩm chăm sóc răng miệng không phổ biến lắm. Nhưng các nghiên cứu cho thấy điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao một số mẹ bầu tránh thói quen đánh răng và súc miệng thông thường.

Nên làm gì khi mẹ bầu bị sưng nướu răng?

Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh. Những bước đơn giản giúp mẹ đối phó với triệu chứng mang thai này:

Đến nha sĩ

Cố gắng đến nha sĩ ít nhất một lần trong khi mang thai để kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Nhưng hãy nói với nha sĩ và kỹ thuật viên rằng bạn đang mang thai. Họ sẽ chọn những các điều trị thích hợp mà không sử dụng tia X hay gây mê/tê.

Chăm sóc răng của bạn

Nguyên tắc nhỏ: đánh răng hai lần một ngày trong hai phút và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng đừng nhầm lẫn giữa việc đánh răng kỹ với sự chà xát bàn chải mạnh. Mẹ nên dùng bàn chải mềm. Đừng bao giờ sử dụng bàn chải bình thường và cứng. Bàn chải thường hoặc bàn chải điện cũng là một ý hay, nhưng hãy dùng thật nhẹ nhàng. Thô bạo khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể làm cho nướu răng nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu.

Nếu mùi bạc hà làm bạn không thoải mái, hãy thử một loại kem đánh răng có hương vị trái cây được thiết kế cho trẻ em, hoặc thậm chí là baking soda. Nếu những thứ đó không có tác dụng, mẹ có thể xin tư vấn của nha sĩ để chọn sản phẩm khác.

Chải lưỡi

Không chỉ răng cần được chăm sóc mà lưỡi cũng cần được bảo vệ.  Chải lưỡi cũng giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn trong miệng.

Tống khứ vi khuẩn

Mẹ nên nhờ nha sĩ giới thiệu một loại thuốc súc miệng trị liệu không cồn. Nếu được, mẹ hãy chọn một loại thuốc không chỉ giúp hơi thở thơm mát và có cả tác dụng làm chắc răng. Hoặc mẹ có thể sử dụng nước súc miệng hàng ngày để giảm vi khuẩn và mảng bám trong miệng giữa các lần đánh răng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhớ súc miệng thường xuyên

Nếu đang bị ốm nghén khi mang thai , mẹ hãy nhớ đánh răng hoặc súc miệng với nước sau khi lên cơn nghén. Không chỉ loại bỏ mùi vị không mong muốn trong miệng, súc miệng còn loại bỏ axit và vi khuẩn đi kèm.

Ăn đúng cách

Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống sẽ giúp nướu chắc và khỏe mạnh hơn. Đừng quên nạp đủ canxi mỗi ngày để giữ cho răng và xương chắc khỏe nhé!

Không ăn đồ ngọt

Khi mang thai, mẹ sẽ thèm rất nhiều món ăn. Mẹ có thể chiều chuộng bản thân, thích gì ăn nấy. Nhưng hãy cố gắng đừng ăn quá nhiều món ăn có đường. Hãy tránh xa các loại kẹo ngọt, đặc biệt là khi mẹ không thể đánh răng ngay sau khi thưởng thức. Nếu thèm ngọt, mẹ có thể ăn trái cây giàu chất dinh dưỡng và chất xơ.

Trái cây sấy khô có vẻ là món ăn nhẹ khá ổn nhưng thật ra cũng không khác gì đường. Và vì trái cây sấy có độ dai nên có thể dính ở những nơi mà bạn không thích. Mẹ nên chọn hỗn hợp trái cây chứa nhiều hạt chứa protein hoặc ăn kèm một miếng phô mai. "Bí kíp" này sẽ giúp mẹ hạn chế những trái cây sấy dính lại trong khoang miệng.

Nhai kẹo cao su

Làm gì khi không thể đánh răng sau bữa ăn? Hãy thử nhai một miếng kẹo cao su không đường mẹ nhé.  Hoặc ăn một nắm hạt hoặc một miếng phô mai nhỏ. Tất cả đều có đặc tính kháng khuẩn rất tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số lưu ý khi mẹ bầu bị sưng nướu răng

Có thể ngăn ngừa chảy máu nướu khi mang thai hay không?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu khi mang thai.

Kiểm tra và giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một số phụ nữ đã không đến nha sĩ khi cần thiết. Họ đã phải đối phó với chứng buồn nôn hoặc trào ngược axit. Cũng như không nghĩ đến việc người khác đưa thứ gì đó vào miệng. Hoặc họ có nỗi sợ hãi phi lý về ảnh hưởng của các thủ tục nha khoa.

Đây là thời điểm bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Tận dụng thời gian mang thai để chăm sóc răng và nướu khỏe mạnh hơn, mẹ nhé!

Khi nào nướu sẽ chấm dứt tình trạng chảy máu?

Sau khi mẹ sinh xong, nướu sẽ chấm dứt tình trạng chảy máu.

Quá trình mang thai mang đến một số rủi ro cho miệng của mẹ bầu. Nhưng nếu nướu của mẹ vẫn ổn trước khi mang thai thì chúng sẽ ổn lại sau khi sinh. Trên thực tế, các nghiên cứu lớn nhất cho thấy rằng không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh nướu hoặc sâu răng ở phụ nữ mang thai và không mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào mẹ bầu bị sưng nướu răng nên đến gặp nha sĩ?

Một số đau nướu là bình thường. Nếu nướu có màu đỏ tươi, rất đau, dễ chảy máu, có thể mẹ bị viêm nướu, hoặc viêm nướu nhẹ. Tình trạng này tương đối vô hại.

Nhưng khi viêm nướu trở thành viêm nha chu, bạn nên gặp nha sĩ. Mẹ bầu bị viêm nha chu có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc thậm chí tiền sản giật.

Nếu thấy một nốt sần trên nướu bị chảy máu khi chải răng, mẹ hãy nhờ nha sĩ xem qua. Đó có thể là một vết loét hoặc một khối u hạt nhân, còn được gọi là khối u thai nghén. Những vết sưng nhỏ, tròn, màu đỏ này xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai. Chúng có thể nổi lên khắp cơ thể mẹ bầu: cánh tay, bàn tay, khuôn mặt và nhất là trên nướu. Nó thường tự biến mất sau khi sinh. Nếu nó khiến bạn đặc biệt khó chịu, bạn có thể phẫu thuật cắt bỏ.

Mẹ bầu bị sưng nướu răng thực sự rất khó chịu. Vì thế, mẹ nên lưu ý những "bí kíp" phòng tránh và xoa dịu "vị khách không mời mà đến" này nhé!

Theo whattoexpect

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le