X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Nguyên nhân mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng và cách chữa trị

Mất 6 phút để đọc
Nguyên nhân mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng và cách chữa trịNguyên nhân mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng và cách chữa trị

Chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, tạo nên nhiều khó chịu, khiến các mẹ lo lắng, tâm trạng không thoải mái.

Bà bầu bị chảy máu chân răng, trên thực tế, không phải là vấn đề hiếm gặp, nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa số phụ nữ mang thai có tình trạng này. Thường ngày mọi người sẽ dễ bỏ qua hiện tượng chảy máu chân răng vì cho rằng đây không phải là vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, khi mang thai, nếu không hiểu rõ hoặc lơ là, xem thường triệu chứng này, mẹ bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Nguyên nhân mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng và cách chữa trị

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Mẹ bầu bị chảy máu chân răng thường có triệu chứng như thế nào?

Chảy máu chân răng là tình trạng xuất hiện máu ở phần nướu xung quanh chân răng, các mảng bám tích tụ lại dọc theo viền lợi. Những khe hở giữa răng và nướu vốn là vùng an toàn để vi khuẩn có hại xâm nhập. Đối với các mẹ bầu, nếu mẹ bị sưng, đỏ nướu hoặc bị chảy máu chân răng khi dùng chỉ nha khoa hay đánh răng thì chính là dấu hiệu của bầu chảy máu chân răng. Tình trạng này còn được biết đến với với tên gọi viêm lợi trong thai kỳ.

Các nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu bị chảy máu chân răng

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, tạo nên nhiều khó chịu, khiến các mẹ lo lắng, tâm trạng không thoải mái. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do các sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thai kỳ nhằm phù hợp với việc mang thai và nuôi dưỡng thai, có thể kể đến như:

– Thay đổi lượng canxi: Thai nhi thường có nhu cầu về canxi rất cao khiến cho mẹ luôn trong tình trạng bị thiếu canxi làm cho răng trở nên xốp hơn, tăng nguy cơ bị sâu răng.

– Thay đổi Hormone: Thông thường, ở khoảng 8 tuần đầu thai kỳ, lượng hormone proesterone và estrogen tăng nhanh khiến lưu lượng máu tới nướu gia tăng gây nên tình trạng bị viêm nướu. Biểu hiện là chảy máu ở phần nối giữa nướu và chân răng, đau răng… Hiện tượng này sẽ đạt đến “đỉnh điểm” vào tháng 7,8 và dần dần giảm vào tháng thứ 9 thai kỳ.

– Thay đổi dinh dưỡng: Những tháng đầu của thai kỳ, việc ốm nghén có thể gây nôn, thèm ăn chua ngọt… nhiều hơn bình thường, việc ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng cao trong thời kỳ mang thai.

– Một số bệnh lý răng miệng: viêm nướu, viêm nha chu, u nhú thai nghén, sâu răng, mòn răng.

bau-bi-chay-mau-chan-rang

Khi có thai, cơ thể thay đổi nhiều, sức khoẻ răng miệng cũng bị ảnh hưởng

Mẹ bầu chảy máu chân răng nên điều trị như thế nào?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, khi gặp tình trạng trên, mẹ bầu nên chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút với kem đánh răng chứa fluor và dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hằng ngày. Mẹ cũng nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng không chứa cồn để phòng ngừa các bệnh răng miệng. Mẹ nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, lấy cao răng, điều trị bệnh răng miệng nếu có. Đồng thời, khi bị chảy máu chân răng, mẹ nên đến bác sĩ để kiểm tra, tìm nguyên nhân và xử trí phù hợp.

Uống kháng sinh theo chỉ định

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm mảng bám và giúp nướu bớt sưng. Nha sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc uống, thuốc bôi dạng gel hoặc súc miệng.

Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh trong thai kỳ cần hết sức cẩn thận. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc sau để điều trị viêm lợi khi mang thai: amoxicillin, ampicillin, clindamycin, erythromycin, penicillin, nitrofurantoin.

Nguyên nhân mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng và cách chữa trị

Cạo vôi răng định kỳ là cần thiết

Chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống. Do đó, cần lưu ý:

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
  • Có thể dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong vài tháng đầu.
  • Thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, thai phụ nên cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
  • Khi khám nha khoa: Cần báo cho bác sĩ biết phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc trị sâu răng hay bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi sinh

  • Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Canxi là thành phần chính giúp răng chắc khỏe. Khi nuôi con, một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú.
  • Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé.

Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và cách xử lý tê tay khi mang thai tháng cuối cho thai phụ
  • Các dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần nắm rõ để chuẩn bị cho con khỏe mạnh
  • Bầu mấy tháng không được đi máy bay và những lưu ý mẹ cần biết?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

hienpham

Được chỉnh sửa bởi:

Bác Sĩ Vũ Nhật Nam

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Nguyên nhân mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng và cách chữa trị
Chia sẻ:
  • Mẹ đã biết chảy máu chân răng sau sinh nguy hiểm như thế nào chưa? Áp dụng ngay cách điều trị hiệu quả nhất ngay thôi!

    Mẹ đã biết chảy máu chân răng sau sinh nguy hiểm như thế nào chưa? Áp dụng ngay cách điều trị hiệu quả nhất ngay thôi!

  • Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

    Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

app info
get app banner
  • Mẹ đã biết chảy máu chân răng sau sinh nguy hiểm như thế nào chưa? Áp dụng ngay cách điều trị hiệu quả nhất ngay thôi!

    Mẹ đã biết chảy máu chân răng sau sinh nguy hiểm như thế nào chưa? Áp dụng ngay cách điều trị hiệu quả nhất ngay thôi!

  • Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

    Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn