Bà bầu ăn đu đủ chín được không hẳn là thắc mắc của nhiều chị em. Lâu nay các mẹ bầu vẫn truyền tai nhau việc không ăn đu đủ xanh vì có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Vậy còn đu đủ chín thì có thể ăn được khi mang bầu không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng của đu đủ chín
Quả đu đủ chín chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giá trị dinh dưỡng của 100g đu đủ chín như sau:
- Năng lượng: 35kcal
- Đạm: 1000mg
- Tinh bột: 7,7g
- Canxi: 40mg
- Chất xơ: 600mg
- Vitamin C: 54mg
- Beta caroten: 2100mcg
- Phospho: 32mg
- Vitamin PP: 400mg
- Vitamin B1, B2, B6
- Kali, kẽm, magie…
- Nước
Lợi ích của đu đủ chín đối với sức khỏe
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Hãy điểm qua những tác dụng vàng của loại quả này đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Lợi ích của việc ăn đu đủ chín với sức khỏe mẹ bầu:
- Giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng nhờ lượng vitamin B1 dồi dào
- Giúp cơ thể mẹ bầu kháng lại 1 số bệnh nguy hiểm nhờ tác dụng chống oxy hóa mạnh từ beta caroten, là tiền chất của vitamin A và sẽ được chuyển hóa thành vitamin A khi hấp thu vào cơ thể
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
- Giảm chuột rút thai kỳ nhờ kali
- Bớt cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp như khuỷu tay, ngón tay, đầu gối vì vitamin C giúp cơ thể tạo nên chất nền ngoài tế bào sụn khớp, bảo vệ khớp.
- Không làm chị em tăng cân quá nhiều mà vẫn đảm bảo cho em bé có đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh vì đu đủ chín chứa ít calo
- Chấm dứt táo bón thai kỳ vì có chứa vitamin B và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Lợi ích của đu đủ chín với thai nhi:
- Hỗ trợ phát triển chiều cao, thị giác, cơ và hệ thần kinh của thai nhi nhờ cung cấp vitamin B2
- Đóng vai trò quan trọng để hình thành và phát triển thai nhi nhờ các khoáng chất như kali, canxi, magie và kẽm
Thực hư chuyện ăn đu đủ gây sảy thai
Có bầu ăn đu đủ chín được không? 1 số nghiên cứu tiến hành trên động vật đã cho thấy, nhựa quả đu đủ xanh có chứa 2 enzyme là papain và chymopapain có tác hại không nhỏ với mẹ bầu, cụ thể là:
- Làm tăng nguy cơ sảy thai vì nó gây ra những cơn co thắt tử cung khá mạnh
- Làm chậm sự tăng trưởng tế bào và phát triển mô ở bào thai
- Gây phù và xuất huyết nhau thai
- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh
- Gây dị ứng, kích ứng da và các vấn đề về hô hấp, khó thở vì nhựa đu đủ
Quả đu đủ ương vẫn chứa papain gây co thắt tử cung, còn có thêm prostaglandin và oxy thúc đẩy em bé ra đời nhanh hơn nên nếu ăn sẽ có nguy cơ sinh non hoặc tổn hại đến sự sống của bé.
Quả đu đủ xanh và ương gây hại như thế vậy thì bà bầu có nên ăn đu đủ chín? Không như mẹ nghĩ, papain chỉ còn lại trong hạt đu đủ khi quả chín nên chị em hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức loại quả bổ dưỡng này khi đã chín hẳn nhé.
Lưu ý cho chị em mang thai khi ăn đu đủ chín
- Trong suốt thai kỳ chị em tuyệt đối không nên ăn nhiều đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn vì những biến chứng nguy hiểm mà chất papain trong quả đu đủ còn xanh có thể gây ra
- Tuyệt đối không ăn hạt đu đủ vì chúng có chứa chất độc gây sảy thai
- Mặc dù quả đu đủ chín rất bổ dưỡng nhưng cũng đừng vì thế mà chị em mang bầu ăn đu đủ chín quá nhiều. Beta caroten sẽ khiến chị em bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân. Ăn quá nhiều loại quả này sẽ kích thích ruột già bài tiết nhiều, gây áp lực cho dạ dày và đường ruột
- Chị em bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế ăn đu đủ với tần suất khoảng 2 – 3 lần/tuần và không nên ăn quá nhiều mỗi lần.
- Thai phụ bị hen suyễn hoặc gặp vấn đề về hô hấp cũng không nên ăn nhiều đu đủ vì có thể bị dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở vì loại quả này.
- Không nên ăn đu đủ để quá lạnh.
- Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để ăn đu đủ để bổ sung năng lượng sau 1 đêm dài. Không nên ăn lúc gần đi ngủ vì hoa quả chứa nhiều đường làm mẹ bầu khó ngủ hơn. Bên cạnh đó đu đủ chín nên được ăn 1 – 2 giờ trước bữa ăn chính để cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Tạm kết
Như vậy là chị em đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi có bầu ăn đu đủ chín được không. Quả đu đủ chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé nhưng chị em cũng cần lưu ý ăn đúng cách để đảm bảo an toàn nhé.
Xem thêm
- Có bầu ăn mực được không, có an toàn cho thai nhi không?
- Mẹ bầu 4 tháng uống nước dừa có bị động thai? Uống như thế nào mẹ khỏe, con xinh?
- Bà bầu có nên ăn nhãn không? Tác hại nếu bà bầu ăn nhãn quá nhiều là gì?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!