Bà bầu 8 tuần bị đau bụng là tình trạng diễn ra khá phổ biến. Tuy vậy, khi cơn đau kéo dài kèm theo những biểu hiện bất thường thì sản phụ tuyệt đối không được chủ quan.
- Nguyên nhân bầu 8 tuần bị đau bụng
- Bầu 8 tuần bị đau bụng có nguy hiểm không?
- Bầu 8 tuần bị đau bụng cần làm gì?
Nguyên nhân bầu 8 tuần bị đau bụng
Các số liệu thống kê đã cho thấy, có đến 90% phụ nữ mang thai có triệu chứng đau bụng trong tuần thứ 8 của thai kỳ, đặc biệt là vùng bụng dưới. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hầu hết đến từ sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai:
Ốm nghén
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, có hơn 70% mẹ bầu phải trải qua thời kỳ ốm nghén với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đa phần chị em sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sợ mùi, nôn hoặc buồn nôn,… Việc nôn thường xuyên sẽ khiến chị em có cảm giác đau tức vùng bụng dưới. Đây là cảm giác vô cùng bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất trong 1 – 2 ngày mà không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào cho thai nhi.
Bầu 8 tuần bị đau bụng: Co giãn tử cung
Bước vào tuần thứ 8, tuy bụng bầu chưa xuất hiện rõ ràng nhưng thực tế thì bào thai trong bụng đã bắt đầu lớn dần. Theo đó, tử cung cần giãn nở to hơn để chứa túi thai. Đồng thời, các mô cứng và dây chằng cũng bị kéo giãn ra để hỗ trợ tử cung phát triển. Đa phần các mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau bụng hoặc đau lưng bên phải, bởi tử cung có xu hướng phát triển nghiêng sang phải.
Bị chuột rút
Tử cung thay đổi kích thước còn thường xuyên tác động lên các dây chằng làm nhiệm vụ nâng đỡ, khiến chúng bị kéo căng dẫn đến tình trạng co rút vùng bụng. Bên cạnh đó, các mẹ bầu bị thiếu canxi hoặc cân nặng tăng nhanh cũng dẫn đến áp lực của cơ lên vùng bụng. Đó là một trong những lý do khiến mẹ bầu 8 tuần bị đau bụng.
Bầu 8 tuần bị đau bụng: Rối loạn tiêu hóa
Trong giai đoạn này, một số mẹ bầu sẽ bị đau bụng tiêu chảy do sự thay đổi nội tiết tố hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh. Chị em mang thai thường có xu hướng ăn những món mình thích, đó có thể chính là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa do đường ruột hấp thụ quá nhiều chất. Vì thế, các mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.
Ho khi mang thai
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ nhanh chóng suy giảm. Đặc biệt chị em mắc bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng,… hoặc mang thai trong mùa lạnh thường có triệu chứng ho. Việc ho thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng co thắt vùng bụng.
Bầu 8 tuần bị đau bụng có nguy hiểm không?
Trong trường hợp phụ nữ mang thai 8 tuần đau nhói bụng dưới, cơn đau kéo dài thường xuyên (10 lần/ngày), thậm chí có kèm theo một số dấu hiệu bất thường tại vùng kín thì chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám. Bởi đó có thể là do những nguyên nhân nguy hiểm sau đây:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là căn bệnh xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng: đau bụng, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần, cảm giác nóng rát khi tiểu, nước tiểu có màu đục (có thể lẫn máu),…
Mang thai ngoài tử cung
Là hiện tượng thai sau khi thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ở vị trí khác (90% trường hợp làm tổ ở vòi trứng) với biểu hiện điển hình là đau bụng dưới, đau một bên hố chậu, ra máu nâu kéo dài. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ dẫn đến tình trạng thai vỡ, gây ra chảy máu ồ ạt, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mẹ.
Dọa sảy thai
Trường hợp này thường bắt nguồn từ sự phát triển không bình thường của phôi thai. Khi mẹ bầu có các triệu chứng như âm đạo chảy máu, đau hoặc bị chuột rút ở bụng, chảy dịch bất thường,… thì khả năng cao là sảy thai. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai khi lớn tuổi, người sử dụng quá nhiều chất kích thích hoặc mắc các bệnh mãn tính.
Viêm nhiễm phụ khoa
Một số căn bệnh như viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, vòi trứng,… có thể khiến chị em bị đau bụng lâm râm, đau từng cơn và ra dịch âm đạo bất thường. Những căn bệnh này không chỉ gây ra nhiều phiền toái ở nữ giới trong cuộc sống hằng ngày mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu cùng sự phát triển của thai nhi.
Bầu 8 tuần bị đau bụng cần làm gì?
Như đã đề cập, nếu cơn đau bụng ở tuần thai thứ 8 chỉ là đau âm ỉ, không kèm theo những triệu chứng bất thường thì chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Sau đây là một số phương pháp đơn giản giúp các mẹ phòng tránh hoặc giảm các cơn đau bụng trong giai đoạn này:
- Chườm bụng bằng túi nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.
- Tránh vận động quá sức, mang vác các vật nặng. Hạn chế mang giày cao gót, với tay lấy các vật trên cao.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh.
- Tránh đột ngột đứng lên, ngồi xuống.
- Giảm ấm cơ thể tránh để nhiễm lạnh, đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người.
- Nhanh chóng nhập viện khi thai 8 tuần đau nhói bụng dưới, không thuyên giảm, mức độ ngày càng nghiêm trọng kèm theo nôn, sốt cao, chảy máu âm đạo,…
Đó là một số nguyên nhân sinh lý và bệnh lý dẫn đến tình trạng mẹ bầu 8 tuần bị đau bụng. Đây là một hiện tượng khá bình thường trong suốt quá trình mang thai của chị em phụ nữ. Dù vậy, các mẹ cũng cần chú ý theo dõi mức độ của cơn đau và kịp thời đến thăm khám tại bệnh viện hay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị một cách hiệu quả nhất.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!