4 lý do vì sao mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên nằm võng

Nằm võng tuy có thể giúp các mẹ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn nhưng lại không tốt cho thai nhi do làm tăng áp lực lên tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, đặc biệt là khi mẹ nằm nghiêng trên võng trong thời gian dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Các chuyên gia y tế không khuyến khích tư thế này. Cơ thể thường cong lại khi nằm võng, phần đầu và chân sẽ cao hơn, trong khi phần ngực, bụng lại thấp và hơi gập khiến cho tim, phổi và nhiều bộ phận trong cơ thể bị chèn ép, gây khó thở.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • 4 tác hại khi nằm võng trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Gợi ý những tư thế nằm giúp mẹ bầu ngon giấc
  • Những bí quyết giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ

4 lý do trả lời cho câu hỏi mang bầu 3 tháng đầu có được nằm võng không?

  1. Nằm võng ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Với câu hỏi bầu 3 tháng đầu có được nằm võng không, câu trả lời của các chuyên gia y tế là không khuyến khích. Ở tư thế nằm võng, cơ thể thường cong lại, phần đầu và chân sẽ cao hơn, trong khi phần ngực, bụng lại thấp và hơi gập khiến cho tim, phổi và nhiều bộ phận trong cơ thể bị chèn ép, gây khó thở, thậm chí dẫn đến suy hô hấp trong khi đang ngủ say, đặc biệt là những mẹ bầu có kích thước bụng lớn từ cuối tháng thứ 3.

Khám phá thêm:

Nằm võng liên tục trong nhiều giờ làm bà bầu khó thở

  1. Tác động đến cột sống thai phụ khi nằm võng lâu

Bà bầu nằm võng được không? Hầu hết những người có thói quen nằm võng thường gặp phải những bệnh lý có liên quan đến xương sống, điển hình như bị thoát vị đĩa đệm. Cũng như vậy, phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự nếu nằm võng thường xuyên trong 3 tháng đầu và những tam cá nguyệt còn lại. Riêng những thai phụ có tiền sử các bệnh về xương sống càng dễ gặp phải tình trạng đau dây thần kinh cổ, vai gáy, đau lưng, tê bì chân tay nếu cột sống tiếp tục bị tổn thương do nằm võng nhiều.

Bà bầu nằm võng liên tục có thể bị ảnh hưởng đến cột sống

  1. Cản trở quá trình lưu thông máu lên não, làm mất an toàn và tăng nguy cơ bị ngã

Thông thường, máu luôn dồn xuống phần thấp nhất của cơ thể theo lực hút của Trái Đất. Vì vậy, khi nằm võng thì phần bụng của mẹ sẽ nhận được nhiều máu hơn và những vị trí cao như đầu và chân lại nhận được ít máu hơn. Đây chính là nguyên nhân làm cho quá trình vận chuyển máu lên não trở nên khó khăn, não thiếu oxy dẫn đến chóng mặt, choáng váng, tê bì chân tay. Điều này có thể gây mất an toàn cho các chị em khi đứng lên đột ngột sau khi nằm võng vì có thể bị ngã do chóng mặt bởi thiếu máu não. Vậy bà bầu có nên nằm võng? Hoàn toàn không nên mẹ nhé.

  1. Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Không nên vì có thể chèn ép lên thai nhi

Nằm võng tuy có thể giúp các mẹ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn nhưng lại không tốt cho thai nhi do làm tăng áp lực lên tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, đặc biệt là khi mẹ nằm nghiêng trên võng trong thời gian dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, khi nằm trên võng, cả mẹ và bé cùng chịu ảnh hưởng của những dao động đều đặn từ sự đung đưa qua lại. Mặc dù những chuyển động nhẹ nhàng, êm ái này có thể đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho mẹ bầu, nhưng kì thực nhịp rung lắc thường xuyên có thể tác động đến em bé trong bụng. Hơn nữa, trong 3 tháng đầu, thai nhi còn chưa ổn định và rất yếu ớt, nên sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ nếu phải tiếp nhận những tác động bên ngoài nhất là khi mẹ có thói quen nằm võng nhiều giờ.

Thai nhi dễ bị ảnh hưởng nếu mẹ nằm nghiêng nhiều giờ trên võng

Gợi ý những tư thế nằm giúp mẹ bầu ngon giấc

Mẹ đã biết có bầu có được nằm võng không. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt sự lớn lên của những chiếc bụng bầu có thể khiến mẹ cảm thấy khó khăn khi chọn cho mình một tư thế ngủ nghỉ sao cho thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, thay vì giữ thói quen nằm võng, mẹ vẫn có thể chìm vào giấc ngủ ngon bằng những tư thế phù hợp hơn với mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi.

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

6 thức uống bổ dưỡng nhất cho bà bầu 3 tháng đầu

Nằm thoải mái ở nhiều tư thế trong 3 tháng đầu

Trong tam cá nguyệt thứ 1, thai nhi vẫn còn nhỏ nên bụng bầu của mẹ chưa quá lớn. Do đó, mẹ bầu có thể thoải mái nằm ngủ ở nhiều tư thế, kể cả nằm ngửa cũng không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh nằm sấp vì tư thế này làm cản trở hô hấp, không tốt cho tất cả mọi người, nhất là phụ nữ mang thai.

Nằm nghiêng, kê cao chân trong 3 tháng giữa thai kỳ

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, em bé đã phát triển nhanh hơn cả về kích thước và trọng lượng nên chiếc bụng bầu của mẹ đã bắt đầu lớn lên từng ngày. Từ lúc này, mẹ nên làm quen với tư thế nằm nghiêng để cảm thấy dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, nếu tay chân có dấu hiệu phù nề, các chị em có thể dùng 1 chiếc gối mềm để kê chân giúp máu lưu thông dễ dàng và mẹ thoải mái hơn khi ngủ.

Nằm nghiêng đem lại cảm giác thoải mái cho bà bầu trong 3 tháng giữa

Nằm nghiêng trái để đảm bảo an toàn khi mang thai 3 tháng cuối

Trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu thường khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc thậm chí là mất ngủ do trọng lượng của thai nhi áp lực đến nhiều bộ phận trong cơ thể cũng như khiến cơ thể chị em trở nên nặng nề. Để hạn chế bị tê chân, đau lưng, mẹ bầu nên tiếp tục dùng gối ôm bầu để kê bụng, kê chân trong khi ngủ.

Ngoài ra, tử cung có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kỳ nên các chuyên gia thường khuyến khích thai phụ nên nằm nghiêng về phía bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu mỏi người, mẹ có thể chuyển nghiêng phải 1 chút nhưng tuyệt đối không nằm ngửa, nằm sấp, nằm co ro và cả nằm võng trong giai đoạn này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những bí quyết giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ

Nằm võng được xem là 1 cách giúp các mẹ bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đó lại không phải là 1 giải pháp thực sự an toàn. Nếu không muốn phải trằn trọc, khó ngủ, các chị em nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và áp dụng 1 số mẹo nhỏ để có được giấc ngủ ngon:

1 ly sữa ấm giúp mẹ dễ ngủ hơn

  • Tránh thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, chocolate…
  • Nên uống 1 ly nhỏ sữa ấm hoặc trà gừng, trà tâm sen sẽ giúp các mẹ bầu dễ ngủ hơn
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm có gia vị cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no hay để quá đói trước lúc ngủ. Cần điều chỉnh ánh sáng thích hợp để dễ ngủ hơn hơn. Hạn chế ngủ ở nơi ồn ào hay nghỉ ngơi không theo giờ giấc quy định
  • Ban ngày uống đủ nước, giảm bớt lượng nước vào cơ thể ở ban đêm. Uống nhiều nước trước giấc ngủ có thể làm thận phải làm việc liên tục và việc đi tiểu sẽ quấy rầy giấc ngủ của mẹ bầu
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày như thực hiện 1 vài động tác hít thở sâu, đi dạo hoặc đi bộ nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, đem lại sự thoải mái cho 1 giấc ngủ ngon
  • Muốn có giấc ngủ dễ dàng, hãy giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng, có mức nhiệt vừa phải
  • Nên ngâm chân bằng nước ấm có vài giọt tinh dầu trước khi đi ngủ.

Lưu ý trước khi tập thể dục trong thai kỳ

Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ: Mẹ hãy nhớ luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi bất kì một thói quen thể dục nào. 

Cung cấp đủ lượng calo: Một lượng calo sẽ bị đốt cháy khi mẹ bầu tập thể dục, vì vậy thai phụ cần bổ sung thêm dinh dưỡng để bù lại lượng calo đã mất, giúp nuôi dưỡng và cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển.

Mặc quần áo phù hợp: Mẹ bầu cần lựa chọn quần áo rộng và thoáng khí, nên mặc nhiều lớp, giúp mẹ có thể cởi ra khi nóng lên hoặc mặc thêm khi lạnh. Nếu chân bị phù nề, hãy thay đổi giày có size vừa chân hơn để thoải mái trong khi tập luyện. 

Khởi động kỹ trước khi tập luyện: Không khởi động trước khi tập luyện sẽ khiến cơ và dây chằng bị căng lên, gây đau nhức hơn sau khi tập luyện. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo hongngochospital

Tạm kết

Sau khi tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia, chắc hẳn nhiều mẹ mới mang thai đã hết băn khoăn về việc bầu 3 tháng đầu có được nằm võng không đồng thời biết thêm những bí quyết hữu ích để có được 1 giấc ngủ ngon trong suốt 9 tháng 10 ngày bầu bí. Ngoài ra, các chị em cũng nên dành nhiều quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn giúp cơ thể thoải mái và có được 1 thai kỳ khỏe mạnh, an toàn như mong muốn.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi