Bảng chiều dài xương mũi thai nhi: Mối liên quan với hội chứng Down

Chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần được bác sĩ theo dõi xuyên suốt từ tuần 12 cho đến tận tuần thai thứ 28-32. Mỗi mốc đo đều quan trọng và có ý nghĩa riêng như nhau. Vì vậy các mẹ cần đến khám và siêu âm theo đúng lịch hẹn.

Chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần là một trong những chỉ số mẹ nên quan tâm theo dõi, bởi nó phản ánh việc trẻ có mắc Hội chứng Down hay không? Mẹ có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về chỉ số này:

  • Bảng chiều dài xương mũi thai nhi
  • Chẩn đoán bất sản xương mũi là gì?
  • Xương mũi được đo vào thời điểm nào?
  • Làm sao biết mũi thai nhi cao hay thấp?
  • Cách cải thiện các chỉ số phát triển của thai nhi

Bảng chiều dài xương mũi thai nhi

Như nhiều chỉ số khác, chiều dài xương mũi cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Dân tộc, di truyền hay tuổi thai. Người Châu Âu, Mỹ... sẽ có xương mũi dài hơn người châu Á. Cha mẹ có xương mũi dài sẽ sinh con có xương mũi dài. Hay tuổi thai càng cao thì xương mũi cũng sẽ lớn hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Đo độ mờ da gáy phát hiện sớm hội chứng Down ở thai nhi

Một nghiên cứu về chiều dài xương mũi thai nhi có kết quả như sau: Độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm. Đây chỉ là những chỉ số tham khảo cho thai phụ, chứ không phải là chỉ số bắt buộc cho thai nhi.

Các bác sĩ nhận định 4,5 mm là mức chiều dài xương mũi bình thường của thai nhi 21 tuần tuổi. Nếu như dưới 3,5 mm thì nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down và bị dị tật bẩm sinh lên đến 50%. Sự hình thành xương mũi sẽ tăng theo kích thước tuổi thai và chiều dài mông vú của bé.

Chẩn đoán bất sản xương mũi là gì?

Xương mũi và đường thở của bé sẽ được hình thành từ lúc mẹ mang thai 4 tuần tuổi và ở tam cá nguyệt đầu tiên. Vào tuần thứ 10 trở đi, cấu trúc mũi sẽ bắt đầu giai đoạn tạo hình.

Chiều dài xương mũi nói lên điều gì? Nếu như thai nhi có chiều dài xương mũi dưới 2cm thì khả năng bất sản xương mũi là rất cao. Đây được xem là dấu hiệu sớm cho thấy xương mũi của bé bị thiếu sót trong quá trình hình thành. Thai nhi có khả năng bị Down nếu chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai. Nếu như mẹ thực hiện siêu âm sẽ xác định được chiều dài xương mũi thai nhi cùng với một số xét nghiệm khác như: Chiều dài xương đùi, đường kính bụng và chu vi vòng đầu thai nhi… Dựa theo bảng chỉ số thai nhi tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ có thể phát hiện sớm khả năng thai nhi mắc hội chứng Down trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Xương mũi được đo vào thời điểm nào?

Thời điểm thích hợp nhất để đo chiều dài xương mũi của thai nhi thường bắt đầu vào tuần thứ 12 của thai kì và sẽ được bác sĩ theo dõi xuyên suốt cho đến tận tuần thai thứ 28-32. Mỗi mốc đo đều quan trọng và có ý nghĩa riêng như nhau. Vì vậy các mẹ cần đến khám và siêu âm theo đúng lịch hẹn.

Giai đoạn 1: Đo trong Quý I (tuần 12) của thai kì

Trong giai đoạn này, bác sĩ chỉ đánh giá bé có xương mũi hay không và chưa quan tâm đến chiều dài xương mũi. Nếu thai nhi 12 tuần chưa có xương mũi thì được xếp vào nhóm khả năng cao mắc bệnh Down.

Mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Bởi vì giai đoạn này vẫn còn khá sớm để kết luận tình trạng của trẻ. Thay vào đó, mẹ nên theo dõi và kiểm tra lại sau 1-2 tuần (Giai đoạn 2). Bên cạnh đó, bạn cần làm thêm các xét nghiệm sàng lọc như Double test hoặc xét nghiệm sàng lọc có giá trị cao như sàng lọc không xâm lấn NIPT. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào bảng chỉ số thai nhi để đưa ra kết luận và khuyến nghị.

Giai đoạn 2: Đo trong các quý sau của thai kì

Trong các lần siêu âm tiếp theo, thai phụ đều được bác sĩ sẽ thực hiện đo xương mũi của thai. Trong giai đoạn này chiều dài xương mũi khá quan trọng. Bởi vì không có xương mũi hay xương mũi ngắn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.

Theo các nghiên cứu đáng tin cậy, nếu thai thi 12 tuần chưa có xương mũi mà đến các quý tiếp theo vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi ngắn thì nguy cơ mắc bệnh Down sẽ tăng lên 83 lần.

Với những thai nhi không có xương mũi hay xương mũi ngắn ở những tuần thai này kèm theo xét nghiệm sàng lọc (Double test, Triple test, NIPT) có kết quả nguy cơ, sẽ được chỉ định chọc ối xác định thai nhi có mắc bệnh Down hay không.

Bạn có thể chưa biết:

Siêu âm 4D có phát hiện bệnh Down không và nên siêu âm thời điểm nào trong thai kỳ?

Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Thông thường, kết quả sàng lọc ở quý 1 chỉ đánh giá thai nhi có xương mũi hay không, tuy nhiên từ quý 2 trở đi bác sĩ đã có thể siêu âm chiều dài xương mũi để phát hiện dấu hiệu bất thường của thai nhi. Tùy thuộc vào tuổi thai mà bác sĩ sẽ so sánh chiều dài xương mũi đó với tiêu chuẩn nhất định cho từng tuần thai để kết luận tình trạng xương mũi của trẻ là ngắn hay bình thường. Nếu chiều dài xương mũi của thai nhi mốc 22 tuần lớn hơn hoặc bằng 4.5mm là bình thường và nhỏ hơn 3.5mm là ngắn”.

Làm sao biết mũi thai nhi cao hay thấp?

Nhiều mẹ cho rằng chiều dài xương mũi có liên quan đến hình dáng mũi sau này của con. Cũng giống như nhiều chỉ số khác, chiều dài xương mũi còn phụ thuộc nhiều yếu tố như di truyền, dân tộc hay tuổi thai. Cha mẹ có xương mũi dài sẽ sinh con có xương mũi dài, người Châu Âu, Mỹ… sẽ có xương mũi dài hơn người châu Á, hay tuổi thai càng cao thì xương mũi cũng sẽ lớn hơn.

Vậy thì làm sao biết mũi thai nhi cao hay thấp? Thực tế việc mũi bé sau này sẽ cao hay thấp còn do góc mũi và hình dáng sóng mũi của bé. Nếu bố mẹ đều có mũi cao thì khả năng cao em bé cũng có chiếc mũi cao đẹp tương tự. Chỉ cần chiều dài xương mũi của bé không nằm trong nhóm nguy cơ là ba mẹ có thể yên tâm rằng con vẫn phát triển ổn định qua từng tuần, còn mũi cao hay thấp thì phải đợi đến khi bé chào đời và lớn lên thì mới có thể xác định được.

Nếu con không đạt được những chỉ số trên theo bảng chiều dài xương mũi thai nhi, nhưng vẫn phát triển ổn định qua từng tuần thì mẹ đừng nên lo lắng thái quá. Tham khảo ý kiến của chuyên gia để có cách điều chỉnh tốt hơn cho thai kỳ của mình và thai nhi mẹ nhé!

Cách cải thiện các chỉ số phát triển của thai nhi

Nguồn dinh dưỡng duy nhất mà trẻ có thể tiếp nhận là từ mẹ. Vì thế, trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ, nó còn giúp ích rất nhiều đến sự phát triển về xương và trí tuệ của con. Các dưỡng chất mà mẹ nên hấp thụ như can-xi, vitamin D, chất đạm, a-xít folic, i-ốt, sắt, kẽm,…

Ngoài ra, môi trường sống và làm việc của mẹ cũng ảnh hưởng không ít đến thai nhi. Mẹ nên hạn chế đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, tiếng ồn không tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Nguồn tham khảo: Thai nhi 17 tuần xương mũi ngắn có sao không? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Anh Nguyen