Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam và bí quyết giúp thai tăng cân hiệu quả

Theo các cuộc khảo sát thực tế về kích thước của thai nhi cho thấy, con thứ thường sẽ có xu hướng nặng cân hơn con đầu. Nhưng điều này còn tùy vào sự phát triển của thai nhi và chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau sinh sẽ có số cân khác nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam là điều mà nhiều mẹ bầu đang tìm hiểu. Bởi cân nặng là một trong những yếu tố nói lên khả năng phát triển của thai nhi. Vì thế các mẹ nên tìm hiểu kỹ và theo dõi cân nặng của bé trong suốt thai kì để có sự điều chỉnh kịp thời về chế độ dinh dưỡng, tập luyện nhằm giúp con phát triển tốt nhất.

  • Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
  • Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam
  • Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi
  • Lời khuyên cho mẹ bầu để thai nhi có cân nặng đúng chuẩn

Trước tiên mẹ cần biết mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó sự phát triển và cân nặng của mỗi bé sẽ khác nhau. Theo các thống kê, cân nặng trung bình của thai nhi đủ tháng sẽ là từ 3 - 3,5kg và chiều dài từ đầu đến chân của bé sẽ đạt khoảng 51,2cm. Vì đây là con số trung bình, còn có con số giới hạn trên và dưới nữa, nếu thấp hơn giới hạn dưới hoặc lớn hơn giới hạn trên thì mới có vấn đề.

Nếu mẹ tham khảo những thông tin này và thấy thai nhi có cân nặng thấp hơn, hay lớn hơn quá nhiều thì cũng đừng nên quá lo lắng. Mẹ có thể cân bằng khẩu phần ăn và nguồn dinh dưỡng thật hợp lý, đồng thời đi khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Trong quá trình mang thai, cân nặng thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng của mẹ. Ngoài yếu tố này ra thì vẫn còn một số yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, cụ thể như sau:

1. Sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ

Sức khỏe và tâm trạng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Đối với những trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh tiểu đường hoặc béo phì sẽ có xu hướng sinh con to và cân nặng lớn. Ngược lại, những mẹ gặp tình trạng suy dinh dưỡng thì sẽ sinh con nhẹ cân hơn.

Vì vậy, dinh dưỡng cho mẹ trong thai kỳ hết sức quan trọng. Mẹ bầu nên cân đối tháp dinh dưỡng hợp lý và khoa học, tránh tình trạng nạp quá nhiều năng lượng dẫn đến béo phì hoặc thừa cân. Đồng thời, việc nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp thai nhi phát triển tốt và tránh tình trạng suy dinh dưỡng.

Bạn có thể xem:

Bật mí cách tính giới tính thai nhi có xác suất đúng cực cao

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Yếu tố di truyền

Thông thường, nếu ba hoặc mẹ một trong hai người có gen trội thì thai nhi sẽ có xu hướng giống người đó. Trên thực tế thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố di truyền.

Tùy vào dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một tỉ lệ ngoại hình đặc trưng. Chẳng hạn như ba là người Châu Âu và mẹ là người Châu Á, thì khi được sinh ra trẻ sẽ có xu hướng giống ba nhiều hơn. Điều này nói lên được việc cân nặng của thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ di truyền.

Di truyền là yếu tố ảnh hưởng lớn đến cân nặng của thai nhi

3. Số lần mang thai và số lượng thai nhi

Theo các cuộc khảo sát thực tế về kích thước của thai nhi cho thấy, con thứ thường sẽ có xu hướng nặng cân hơn con đầu. Nhưng điều này còn tùy vào sự phát triển của thai nhi và chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau sinh sẽ có số cân khác nhau.

Đặc biệt nếu thời gian mang thai và sinh nở giữa hai trẻ quá ngắn, con thứ sẽ có cân nặng nhẹ hơn con đầu. Ngoài ra, việc mẹ mang song thai hoặc đa thai cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam

Vậy thai nhi nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Dưới đây là bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn Việt Nam được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi dễ dàng sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số này được đo lường bắt đầu từ thai nhi đạt 8 tuần tuổi cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì.

Sau khi thăm khám và đối chiếu với bảng theo dõi cân nặng thai nhi này, mẹ bầu có thể biết được đứa bé trong bụng có đang phát triển tốt hay không. Nếu thai nhi có cân nặng nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn thì mẹ bầu nên cân chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện sao cho hợp lý.

Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi

Khi thai nhi đạt từng giai đoạn khác nhau sẽ có những kích thước và cân nặng khác nhau. Dựa vào nhiều yếu tố kết hợp với nhau bác sĩ sẽ đưa ra cân nặng và chiều dài chính xác khi còn trong bụng mẹ. Sau đây là cách đo kích thước thai nhi cụ thể theo từng giai đoạn:

  • Gian đoạn từ tuần thứ 8 đến tuần 19: Vào thời điểm này, các bác sĩ sẽ đo chiều dài và cân nặng của bé từ đầu đến mông. Do lúc này chân của bé vẫn còn uốn cong vào trong và cơ thể còn co lại, nên việc xác định chính xác cân nặng và chiều dài của bé sẽ rất khó.
  • Từ tuần thứ 20 đến 22: Khi bước sang giai đoạn này chân của bé đã ít co vào trong hơn trước và để lộ phần gót chân. Khi này, các bác sĩ sẽ tiến hành đo cân nặng và chiều dài của thai nhi từ đầu đến gót chân. Đặc biệt, đây là thời gian phát triển mạnh nên chiều dài và cân nặng cũng sẽ tăng rất nhanh.
  • Từ tuần thứ 32 đến trước khi sinh: Cân nặng của bé sẽ đạt mức tối đa ở khoảng tuần thứ 34 đến 36. Những chi tiết trên cơ thể và nét mặt sẽ được hiện rõ.

Bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi giai đoạn thai nhi sẽ có mỗi trọng lượng khác nhau

Lời khuyên cho mẹ bầu để thai nhi có cân nặng đúng chuẩn

  • Ăn gì để vào con không vào mẹ là thắc mắc của nhiều chị em. Mẹ bầu có thể không ăn quá nhiều, nhưng phải chọn lọc đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
  • Luôn kiểm soát cân nặng, tránh để cơ thể tăng cân quá nhiều hoặc sút cân. Trong suốt quá trình mang thai trọng lượng cơ thể có thể tăng tối đa từ 10 - 12kg là tốt nhất. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý
  • Giữ trạng thái thoải mái, lạc quan. Tránh để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
  • Thường xuyên khám thai định kì để theo dõi sự phát triển và cân nặng thai nhi. Nếu có sự sai lệch lớn so với cân nặng tiêu chuẩn, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Nên theo dõi cân nặng thai nhi thường xuyên để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: BV Vinmec

Kết luận

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam được chia sẻ trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Nếu kết quả thăm khám cho thấy cân nặng của thai nhi không đạt so với tiêu chuẩn quá nhiều thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thật phù hợp để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Chúc mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen