Nhắn nhủ tới các chị em đang có ý định bấm lỗ tai! Cẩn thận – đẹp đâu chưa thấy, bấm lỗ tai bị sưng, thịt thừa phòi lên trông phát khiếp!
Khuyên tai với phái nữ là một trang sức tô điểm cho bản thân. Bông tai sang trọng lấp lánh có thể là điểm nhấn thêm cho bộ đồ đắt tiền. Hoặc đeo khuyên một bên cũng bật lên vẻ cá tính của các cô nàng phong cách. Ấy nhưng, bấm khuyên tai nhiều lỗ có thể gây phòi thịt thừa – các chị em có thể chưa biết!
Bấm lỗ tai bị sưng phồng, lòi thịt và viêm nhiễm
Cách bấm khuyên truyền thống với chấm nhỏ ở ráy tai đã không còn lạ lẫm. Cách hiện đại và trông “chất” hơn là bấm ở phần sụn, lỗ 2 lỗ 3. Thường phần này sẽ đau và sưng lâu hơn. Nhưng vết bấm chỉ sưng đỏ trong 3-4 ngày sẽ hồi phục ( tùy cơ địa). Sau đó, chị em có thể cố định khuyên như bình thường. Tuy nhiên, mới đây, ca nhập viện của một “gái-sành-điệu” do bấm quá nhiều lỗ – gây phòi thịt thừa sẽ làm chị em phải nghĩ khác!
Chị A.T nhân viên văn phòng tại Bangkok, đã bấm nhiều lỗ tai liên tiếp và phải đi khám sau đó nhiều ngày do phát hiện càng nhiều cục thịt thừa phòi lên sau khi bấm khuyên.
Cũng như nhiều chị em khác, chị A.T nghĩ bấm khuyên chỉ là môt thú chơi, bấm bao nhiêu cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe. Chị đã bấm liền 1 lúc 4 mũi khuyên. Chuyện tưởng đơn giản, vì sau khi bấm chị chỉ sưng đỏ trong một vài ngày đầu. Nhưng từ chỗ bấm khuyên, liên tiếp phòi lên những bọng nhỏ đỏ, nhìn như bã đậu, phòi lên mỗi ngày trông như cục thịt thừa. Đến khi lo lắng, đi gặp bác sỹ để chích ra, chị mới hay biết đây là nhiễm trùng máu.
Chị được khám và chích lấy những bọng thịt thừa này. Rất may đây chỉ là nhiễm trùng ngoài da. Tai chị đã hồi phục sau khi được tiêm kháng sinh và thuốc chống viêm.
Đây chỉ là một ca không hề hiếm với chứng Keloid – nhiễm trùng máu ở tai.
Lời khuyên dành cho các chị em thích bấm khuyên tai
- Chọn địa chỉ bấm khuyên an toàn, có uy tín.
- Luôn kiểm tra kim bấm trước khi bấm lỗ tai.
- Không bấm khuyên khi bị hành kinh, hoặc đang sưng viêm trên cơ thể!
- Sau khi bấm khuyên, cần giữ vệ sinh cho da, lau vùng tai bằng ô-xi già hoặc che lại bằng bông.
- Tuyệt đối không chạm bằng tay dù thấy bứt rứt khó chịu.
- Không nằm nghiêng tì tai gây bít hoặc nghẽn mạch máu.
- Ăn uống nhẹ nhàng, ăn các đồ lành, nhanh phục hồi vết thương.
- Nếu da dữ, khó lành, hay mẫn cảm, nóng tai khi đeo khuyên, nên chọn bông tai bằng nhựa, vệ sinh trước khi đeo. Tránh các bông tai bằng kim loại, hoặc đeo lẫn của nhau!
“Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ chưa biết mình đẹp!” – phải không các chị em?
Những nguy hiểm khó lường
Cũng như xăm mình, việc xỏ lỗ xuyên qua da ở vị trí nào cũng có nguy cơ đối với sức khỏe do phải dùng vật sắc nhọn đâm vào da, phá hủy hàng rào bảo vệ cơ thể. Sai sót hay biến chứng rất thường xảy ra cho dù người thực hiện có kỹ thuật hoặc được đào tạo chuyên môn về y khoa. Nhiễm trùng da, các trường hợp dị ứng, chảy máu, viêm gan virut, lây truyền HIV… là rất khó tránh khỏi.
Biến chứng tại chỗ: Các biến chứng thường gặp là: chảy máu; nhiễm vi khuẩn (Staphylococcus, Streptococcus, Clostridium tetani, Mycobacterium…); nhiễm virut (viêm gan B-C, Herpes, HPV, HIV); rách mô; sẹo lồi; tổn thương thần kinh; dị ứng. Tổn thương thứ cấp rất thường xảy ra với tỷ lệ thay đổi tùy vị trí xỏ khuyên: rốn (40%); tai (35%); mũi (12%); lưỡi, cằm, mi mắt, cơ quan sinh dục (8%); núm vú (5%).
Qua đây hi vọng chị em đã biết về mối nguy hiểm từ việc xỏ khuyên hay bấm lỗ tai nhiều và các lưu ý sau khi bấm lỗ tai rồi nhé!
Nguồn: Tạp chí phong cách HERSTYLE THAILAND
Các bài viết có liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!