Bà mẹ tự tử vì trầm cảm sau sinh là một tình trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay. Dữ liệu thống kê cho thấy, có đến 50 – 75% các bà mẹ mới sinh có các triệu chứng trầm cảm sau sinh như tâm trạng tồi tệ, thi thoảng sẽ khóc không lý do.
Có rất nhiều bà mẹ tự tử hàng năm vì trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh đứa con thứ hai được 3 tháng, Tiểu Ngụy đã bất ngờ kết thúc cuộc đời bằng cách nhảy xuống tòa nhà cao tầng. Các nhà tâm lý học cho rằng, hành vi tự tử của Tiểu Ngụy có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh.
Mới đây, trên một blogger về y tế ở Trung Quốc đã đăng thông tin về vụ tự tử của một bà mẹ hai con. Vào tháng 9/2019, Tiểu Ngụy – tên bà mẹ ấy, sau khi sinh đứa con thứ hai được 3 tháng đã bất ngờ kết thúc cuộc đời bằng cách nhảy xuống tòa nhà cao tầng. Các nhà tâm lý học cho rằng, hành vi tự tử của Tiểu Ngụy có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh. Nhưng bởi vì cô đã qua đời nên đó vẫn chỉ là suy đoán, chưa thể đưa ra kết luận chính xác được.
Dẫu Tiểu Ngụy có tự tử vì bị trầm cảm sau sinh hay không thì có một thực tế không thể phủ nhận, hiện nay có rất nhiều bà mẹ tự tử hàng năm vì trầm cảm sau sinh. Dữ liệu thống kê cho thấy, có đến 50 – 75% các bà mẹ mới sinh có các triệu chứng trầm cảm sau sinh như tâm trạng tồi tệ, thi thoảng sẽ khóc không lý do. Một điều nữa là, trầm cảm sau sinh có liên quan khá mật thiết đến hoàn cảnh sống cá nhân. Các khảo sát đã chỉ ra rằng, phụ nữ với thu nhập và địa vị xã hội thấp có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh hơn.
Dữ liệu thống kê cho thấy, có đến 50 – 75% các bà mẹ mới sinh có các triệu chứng trầm cảm sau sinh
Sau khi đọc tin tức mà blogger y tế chia sẻ, cư dân mạng đều thể hiện sự thương cảm, xót xa cho bà mẹ trong lúc quẫn chí đã chọn cách kết thúc mạng sống kia. Rất nhiều bà mẹ từng trải qua cảnh bầu bí, sinh con cũng chia sẻ những cảm xúc, nỗi đau mình từng phải trải qua.
“Tôi đã khóc cả ngày sau khi sinh con. Tôi thực sự không muốn tự đẩy tâm trạng của mình xuống hoặc cố tình nghĩ theo tiêu cực nhưng tôi không làm chủ được suy nghĩ, cảm xúc của mình. Tôi nghĩ trầm cảm sau sinh là một vấn đề khá phổ biến chứ không phải là sự giả vờ, làm mình làm mẩy của các bà mẹ sau sinh như mọi người vẫn nghĩ”, một người mẹ đã tâm sự.
Việc chửa đẻ của phụ nữ, cùng với niềm vui được chào đón con yêu thì đi kèm với đó là những vất vả, nhọc nhằn, áp lực về cả thể xác lẫn tinh thần. Cả quãng thời gian mang bầu 9 tháng 10 ngày đằng đẵng, cuộc sinh “cửa mả” trong phòng sinh – tất cả khiến người mẹ sau khi sinh được đứa con ra đã gần như kiệt sức.
Con quấy khóc, con ngủ ngày cày đêm, pha sữa, thay bỉm, tắm giặt, chưa nói nhiều bà mẹ còn phải làm lại việc nhà từ rất sớm
Đáng lẽ sau khi sinh con họ phải được nghỉ ngơi, bồi bổ, được người nhà quan tâm và an ủi để hồi phục tinh thần, sức khỏe. Thì đa số các bà mẹ lại phải ngay lập tức đối mặt với một cuộc chiến mới: cảnh bỉm sữa. Con quấy khóc, con ngủ ngày cày đêm, pha sữa, thay bỉm, tắm giặt, chưa nói nhiều bà mẹ còn phải làm lại việc nhà từ rất sớm – những thứ tưởng như nhỏ nhặt ấy đã vắt kiệt sức lực và tinh thần của người phụ nữ. Cộng với việc người thân không đồng cảm, chia sẻ – thử hỏi người phụ nữ nào không từng phải bật khóc giữa đêm?
Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh
– Quá nhiều áp lực trong việc chăm con.
– Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sau sinh khiến cảm xúc cũng thay đổi theo.
– Không có sự an ủi, thấu hiểu của người thân.
– Gặp cú sốc lớn từ gia đình: chồng ngoại tình, ly hôn…
Người mẹ cần làm gì để tự cứu mình thoát khỏi trầm cảm sau sinh?
– Tự khuyên mình: Khi cảm nhận thấy bản thân nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, người mẹ hãy cố gắng tự mình khuyên nhủ, động viên chính mình phải cố gắng lên, suy nghĩ lạc quan hơn. Tự bản thân nhận ra vấn đề của mình và nỗ lực vượt qua sẽ có hiệu quả nhanh hơn là chỉ trông chờ sự quan tâm của người khác.
– Vận động nhiều hơn: Cảm xúc có thể được phát tiết ra ngoài rất tốt qua phương thức vận động. Bà mẹ sau sinh có thể đi bộ, chạy nhẹ nhàng hoặc bơi lội để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong lòng, thả lỏng cơ thể, nâng cao sức khỏe thể chất.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia: Khi thấy các triệu chứng của bản thân trở nên trầm trọng hơn, bà mẹ nên chia sẻ với gia đình và tìm đến các chuyên gia để tháo gỡ vấn đề. Ở đây, vai trò của người thân trong gia đình là rất quan trọng trong việc chữa trị chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
10 điều chồng cần làm để giúp vợ tránh bị trầm cảm sau sinh
Để các ông chồng giữ gìn hạnh phúc và bình yên cho mái ấm của mình chính là tìm cách giúp vợ vượt qua những nỗi mặc cảm, sợ hãi trong khoảng thời gian ở cữ, chỉ biết quanh quẩn với 4 bức tường bí bách và quay cuồng với đứa con nhỏ.
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng sự quan tâm, chăm sóc của người chồng chính là liều thuốc tốt nhất cho vợ trong giai đoạn dễ bị ức chế này.
Bên cạnh đó, việc những ông chồng chịu dành thời gian tham gia lớp học tiền sản cùng vợ sẽ giúp họ thấu hiểu hơn tâm lý bất ổn của phụ nữ sau khi sinh con và có thể tìm ra phương pháp giảm thiểu những áp lực gây nên căn bệnh trầm cảm.
Quan tâm đến cảm xúc của vợ, kịp thời giải quyết những nỗi muộn phiền, lo lắng của vợ
Vậy những ông chồng đã lỡ mất cơ hội học chia sẻ cảm xúc với vợ khi còn trong thai kỳ thì phải làm sao? Tuy rằng xuất phát điểm muộn hơn người khác, nhưng kỳ thực chỉ cần vận dụng tâm huyết và sự nỗ lực của bản thân, chắc chắn mọi ông chồng đều có thể giúp vợ tránh được căn bệnh đáng sợ này, bởi dù sao thì muộn vẫn còn hơn không mà!
Theo trang báo điện tử Sina của Trung Quốc, dưới đây là 10 điều chồng cần làm khi vợ mới sinh con, để giúp vợ tránh khỏi căn bệnh trầm cảm sau sinh:
1. Hết giờ làm ghé qua siêu thị mua hoa quả, rau tươi về chất đầy tủ lạnh.
2. Việc đầu tiên khi về nhà là rửa tay rồi bế con giúp vợ ít nhất 30 phút, để vợ có thời gian nghỉ ngơi.
3. Chủ động chia sẻ việc nhà với vợ, không quản ngại cùng vợ chăm con lúc đêm hôm, để vợ cảm nhận được có người luôn kề vai sát cánh cùng mình mọi lúc, mọi nơi.
4. Bồi bổ cho vợ những món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, để vợ thấy được tình cảm chân thành của chồng.
5. Lúc vợ không có sữa cho con bú, cần tìm cách giúp vợ, san sẻ công việc pha sữa và cho con ăn.
6. Nghiêm túc học cách thay tã, tắm rửa cho con, để vợ có thể yên tâm giao con cho chồng chăm nom.
7. Tập nhận biết những dấu hiệu lúc con khóc, có thể thông qua tiếng khóc, nhiệt độ cơ thể, chất thải… của con để kịp thời phát hiện ra những vấn đề về sức khỏe và nhanh chóng bàn bạc với vợ để tìm ra hướng giải quyết đúng đắn.
8. Biết cách làm dịu những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa mẹ chồng với nàng dâu. Biết tiếp nhận và cảm kích trước sự giúp đỡ của người thân, bạn bè xung quanh.
9. Học cách tiết chế cảm xúc, kìm nén cơn giận dữ, luôn trở về nhà trong trạng thái tươi vui.
10. Quan tâm đến cảm xúc của vợ, kịp thời giải quyết những nỗi muộn phiền, lo lắng của vợ.
Nguồn afamily.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!