Bà bầu đi máy bay làm sao cho an toàn là một vấn đề mà không ít thai phụ thắc mắc. Thực tế, việc di chuyển bằng máy bay đối với mẹ bầu là hình thức di chuyển khá an toàn. Tuy nhiên vẫn có những điều cầu lưu ý khi di chuyển bằng máy bay đối với các mẹ. Cùng tìm hiểu những lưu ý khi bầu đi máy bay để các mẹ có một chuyến bay an toàn và không ảnh hưởng tới thai nhi.
Các bước chuẩn bị trước khi bà bầu đi máy bay
Trong tam cá nguyệt thứ 2, các mẹ bầu có thể đi máy bay. Trước khi đặt chuyến bay, các mẹ bầu hãy cung cấp thông tin về chuyến đi của mình cho bác sĩ. Mục đích là để họ nắm bắt được và đưa ra lời khuyên thích hợp cho suốt hành trình.
Tìm hiểu kĩ các quy định của hãng hàng không và công ty bảo hiểm cho chuyến đi
Thông thường, các hãng máy bay sẽ từ chối hoặc hạn chế phục vụ thai phụ trên 36 tuần. Vì thế, các mẹ nên liên hệ với hãng để hỏi rõ về quy định phục vụ hành khách. Bên cạnh đó, các hãng hàng không cũng yêu cầu mẹ bầu phải có giấy xác nhận số tuần tuổi của thai nhi từ bác sĩ.
Mẹ bầu cần tìm hiểu kĩ quy định của hãng hàng không
Tham khảo những quy định về bảo hiểm cũng thật sự cần thiết cho các mẹ bầu. Bạn có thể tìm hiểu trong trường hợp khẩn cấp, các công ty bảo hiểm sẽ xử lý ra sao. Từ đó, các mẹ sẽ chọn được hình thức bảo hiểm phù hợp.
Bà bầu đi máy bay cần chuẩn bị kỹ càng trước khi bay
Một vài tuần trước khi lên máy bay, chị em hãy đến gặp bác sĩ để nghe những điều lưu ý cho chuyến bay. Đặc biệt, nếu chuyến bay dài, bạn cần phải cẩn trọng nhiều hơn. Khi đi bay, mẹ bầu chú ý mặc những trang phục thoải mái. Việc sử dụng tất y khoa có thể giúp các mẹ giảm áp lực ở chân, làm cho máu lưu thông tốt hơn.
Nếu bị say máy bay, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, tốt nhất là không sử dụng thuốc mà thay bằng các phương pháp bấm huyệt để hạn chế việc say hoặc buồn nôn.
Tùy thuộc vào độ dài của chuyến đi, bạn nên cân nhắc việc được chăm sóc tiền sản tại nơi đến hay không. Nếu có, chị em cần đặt trước dịch vụ.
Trong chuyến bay, mẹ bầu cần chú ý điều gì?
Trong suốt hành trình, mẹ bầu cần tránh những món ăn có thể sinh ra khí như đậu, bắp cải, nước uống có ga. Các loại thực phẩm này sẽ khiến bạn khó chịu. Bạn nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Việc mất nước có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung.
Lựa chọn chỗ ngồi thuận tiện giúp mẹ bầu dễ di chuyển
Tốt nhất, bạn nên chọn một ghế ngồi gần lối đi giúp chị em dễ dàng di chuyển. Bật mí nhỏ, vị trí ngồi gần cánh máy bay sẽ ít bị rung lắc hơn những vị trí khác. Chị em cũng đừng quên thắt dây an toàn trong lúc máy bay đang bay. Dây an toàn được thắt dưới bụng của mẹ bầu sẽ không gây ra cảm giác khó chịu.
Mẹ bầu có nên bay quốc tế đường dài không?
Mặc dù không được khuyến khích di chuyển đường dài nhưng nếu thực sự cần thiết phải đi, mẹ bầu vẫn có thể thực hiện chuyến đi. Tuy nhiên, nếu thuộc những trường hợp dưới đây, bạn tuyệt đối không nên mạo hiểm:
Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu không nên bay đường dài
- Mang thai con đầu lòng ở độ tuổi dưới 15 và trên 35
- Mẹ bầu có thêm 1 em bé đi cùng
- Có tiền sử những vấn đề bất thường về nhau thai trong quá khứ hoặc hiện tại
- Nguy cơ sảy thai do thường chảy máu âm đạo
- Các mẹ bầu có tiền sử sảy thai, có thai ngoài tử cung, chuyển dạ sớm hoặc vỡ ối sớm
- Bị huyết áp cao, tiểu đường
Di chuyển xa bằng máy bay khi mang thai đôi khi là một điều không thể tránh khỏi. Thai phụ khi đi máy bay cần chú ý và cẩn trọng hơn để bảo vệ sức khỏe của chính mình và em bé. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước chuyến đi. Điều này giúp bạn chuẩn bị kĩ và tốt nhất cho hành trình của mình.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!