Bà bầu bị nôn 3 tháng đầu là dấu hiệu ốm nghén bình thường hay bệnh nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị nôn 3 tháng đầu là dấu hiệu ốm nghén điển hình. Nguyên nhân chưa được xác định rõ nhưng phấn lớn có liên quan đến sự gia tăng nồng độ hormone HCG ở thai phụ. Bệnh cạnh đó, bài viết còn gợi ý cho mẹ bầu một số cách giúp giảm tình trạng ốm nghén bị nôn.

Vậy các mẹ cùng xem chi tiết ngay dưới đây để biết mình phải làm gì khi bà bầu bị nôn 3 tháng đầu tiên.

Bà bầu bị nôn 3 tháng đầu có thật sự là dấu hiệu ốm nghén?

Nhiều mẹ bầu buồn nôn khi mang thai nhưng không nôn được. Nhưng có những bà bầu bị nôn 3 tháng đầu mang thai đều là biểu hiện của ốm nghén thai kỳ. Thông thường, mẹ bầu buồn nôn hay bị nôn chỉ xảy ra trong tam các nguyệt đầu tiên.

Từ tháng thứ 4, khi mà thai nhi đã ổn định phát triển trong bụng mẹ thì trạng ốm nghén thuyên giảm. Theo đó, bà bầu bị nôn cũng dần biến mất. Theo thống kê thực tế, có khoảng 70% phụ nữ mang thai buồn nôn, bị nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó, cũng có ít chị em bị nôn, buồn nôn suốt thai kỳ.

Bà bầu bị nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên cũng là dấu hiệu của ốm nghén

Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị nôn trong 3 tháng đầu?

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây nên chứng bị nôn, buồn nôn của bà bầu chưa được xác định rõ. Nhưng phần lớn các nghiên cứu cho rằng, nó có liên quan mật thiết với sự gia tăng nồng độ hormone HCG ở thai phụ. Hormone này được cơ thể bắt đầu sản xuất khi trứng thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung.

Một số nguyên nhân giả thuyết

  • Estrogen là một loại hormone tăng mạnh khi bắt đầu mang thai. Chính hormone này có thể góp phần khiến mẹ bầu buồn nôn và nôn.
  • Nếu mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm thì cũng có thể nôn. Vì dạ dày đang cố gắng thích nghi với sự thay đổi trong thai kỳ.
  • Tình trạng căng thẳng, stress, lo âu…  cũng có thể phản ứng với cơ thể và mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn.

Các nguyên nhân khác

  • Bà bầu có thai và đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Mẹ bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và gây nên cơn buồn nôn và có thể nôn.
  • Mẹ bầu ăn quá no và vận động nhiều ngay sau khi ăn.
  • Bầu có tiền sử đau nửa đầu.
  • Nằm ngừa khi ngủ cũng có thể khiến mẹ bầu tăng cảm giác buồn nôn.
  • Ăn uống không đủ chất dẫn đến hạ đường huyết và kém theo triệu chứng bị nôn.
  • Mẹ thiếu canxi, magie, vitamin B6 trong lúc mang thai.
  • Viêm dạ dày cùng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng bà bầu bị nôn khi mang thai.

Nguyên nhân bà bầu bị nôn có thể do ăn quá no và vận động nhiều ngay sau khi ăn

Bà bầu bị nôn 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Một số bà bầu, nhất là lần đầu tiên làm mẹ rất lo lắng khi buồn nôn, bị nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Theo các bác sĩ giải thích, nếu ốm nghén chỉ có buồn nôn hay đôi lúc nôn ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn lành tính.

Còn nếu mẹ bầu buồn nôn, bị nôn do triệu chứng của dạ dày như đau, ợ nóng, ợ chua… thì mẹ bầu cần phải đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại và có phương pháp điều trị an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ không nên quá lo lắng khi bà bầu bị nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên

Một số cách giảm ốm nghén, buồn nôn cho mẹ bầu nào cũng cần biết

Một số mẹo nhỏ giúp mẹ giảm chứng ốm nghén buồn nôn hay bị nôn trong 3 tháng đầu mang thai:

  • Tránh xa với những thực phẩm có mùi kích thích mẹ bầu nôn.
  • Mẹ nên mang theo ít bánh ngọt bên mình và ăn mỗi khi cảm thấy đói để tránh tình trạng buồn nôn, bị nôn do hạ đường huyết.
  • Chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Uống ít nước trước khi ăn và nên uống nước vào giữa các bữa ăn để hạn chế căng bụng có thể gây nôn.
  • Để phòng luôn thông thoáng và có quạt để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Hoặc mẹ thường xuyên đi dạo để hít thở nguồn không khí thoáng đãng.
  • Mẹ bầu nên nghỉ ngơi mỗi khi thấy mệt và tránh làm việc quá sức.
  • Có thể uống thuốc magie B6 nhưng cần hỏi bác sĩ trước khi uống. Bởi nhiều nghiên cứu cho rằng, mẹ bầu uống thuốc này có thể giảm chứng buồn nôn khi mang thai.
  • Mẹ ngửi gừng, chanh hay uông nước gừng, nước chanh cũng có thể làm giảm cơn buồn nôn.

Mẹ nên nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng, quá sức

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?

Nếu thai phụ có các triệu chứng dưới đây thì cần phải đến gặp bác sĩ:

  • Ốm nghén nặng.
  • Một ngày nôn nhiều lần.
  • Hay chóng mặt.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Phù tay chân, phù mặt.
  • Nôn có kèm theo đau bụng, rối loạn tiêu hoá.

Bà bầu bị nôn 3 tháng đầu phần lớn chỉ là do tình trạng ốm nghén bình thường. Nhưng mẹ cũng không nên chủ quan nếu thấy nôn quá nhiều lần trong ngày thì phải đi khám bác sĩ ngay. Chúc mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen