Bà bầu bị nhức mỏi toàn thân, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ là tình trạng rất phổ biến. Tình trạng căng cứng này thường xuất hiện ở lưng, chân, thắt lưng và những nơi khác. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang thay đổi tư thế để thích nghi với thai nhi trong bụng.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết 3 vị trí đau thường gặp khi có thai và cách khắc phục cơn đau:
- 3 lý do phổ biến gây xuất hiện các cơn đau nhức khi mang thai
- Đau lưng
- Đau bàn chân
- Đau thắt lưng
3 lý do phổ biến gây xuất hiện các cơn đau nhức khi mang thai
Cột sống cong và chịu áp lực do thay đổi tư thế: Tử cung ngày càng lớn dần trong thai kỳ khiến cho cột sống thắt lưng của người mẹ buộc phải cong về phía trước nhiều hơn, làm cho trọng tâm cơ thể thay đổi.
Để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu thường phải ngả người về phía sau, dùng tay đỡ phần lưng khiến lưng chịu nhiều áp lực hơn. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, dẫn đến tổn thương và đau lưng.
Cơ bụng yếu đi: Cơ bụng của con người có vai trò hỗ trợ nâng đỡ cột sống. Đối với bà bầu thì khác, sự phát triển của bào thai làm cho các cơ bụng trở nên căng ra tối đa và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây ra nhiều cơn đau cho các mẹ bầu, nhất là khi vận động, di chuyển.
Hormone thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho việc chuyển dạ đi sinh. Hiện tượng này gián tiếp gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.
Theo tuoitre
Khám phá thêm:
1. Đau lưng
Theo Mayo Clinic, đau lưng khi mang thai là một trong những tình trạng khó chịu mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Khi cân nặng tăng lên, trọng tâm của cơ thể cũng thay đổi, điều này sẽ khiến mẹ dễ cảm thấy đau nhức.
Để khắc phục điều này, hãy thử ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Khi nằm hãy giữ một hoặc cả hai đầu gối cong. Mẹ có thể mua các loại gối bà bầu để đặt ở phần đầu gối, dưới bụng và sau lưng khi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm các triệu chứng đau nhức này.
2. Đau bàn chân
Tử cung mở rộng khi mang thai có thể tạo ra áp lực lớn lên lưng và chân của bạn, khiến chúng dễ mệt mỏi. Trong thời kỳ mang thai, hormone progesterone được hình thành nhiều hơn cũng có thể ảnh hưởng đến trương lực cơ ở chân.
Để giúp chân không bị mỏi, mẹ bầu hãy chú ý nghỉ ngơi đầy đủ. Dùng gối để nâng phần chân lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống. Nếu thấy xuất hiện tình trạng chuột rút, bạn có thể đang bị thiếu canxi và magiê.
Để đối phó với tình trạng bà bầu bị nhức mỏi toàn thân, hãy ăn thực phẩm với các chất dinh dưỡng cân bằng, có thể giúp bạn tránh bị suy dinh dưỡng và đau nhức cơ thể. Ngoài ra mẹ có thể tập kéo căng cơ chân và tắm nước ấm trước khi ngủ để giảm các triệu chứng này.
Khám phá thêm:
3. Đau thắt lưng
Bà bầu bị nhức mỏi toàn thân khi tử cung dần to ra trong thai kỳ. Nó làm dịch chuyển trọng tâm của bạn, kéo căng (và làm yếu) cơ bụng, ảnh hưởng đến tư thế và gây đau nhức từ vùng lưng xuống thắt lưng. Việc thay đổi tư thế này cũng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh khiến phần lưng dưới cảm thấy đau hơn.
Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp, xương khớp lỏng lẻo hơn khiến mẹ cảm thấy không ổn định và gây đau khi bước đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, xoay trở trên giường, cúi xuống hoặc nâng vật lên.
Mẹ bị đau nhức xương khớp có thể thử tập bơi trong thai kỳ. Môn thể thao này là lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ mang thai vì nó giúp tăng cường cơ bụng và lưng dưới, đồng thời sức nâng của nước cũng có thể làm giảm căng thẳng ở khớp và dây chằng của mẹ bầu.
Bơi lội giúp cơ thể thư giãn tốt và nghiên cứu cho thấy rằng các môn thể thao dưới nước nói chung có thể làm giảm cường độ của cơn đau thắt lưng khi mang thai.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm
- Đau lưng có phải dấu hiệu mang thai? 10 dấu hiệu nhận biết có thai chính xác nhất
- 9 kiểu sưng phù của mẹ bầu và mẹo hay giúp mẹ đỡ đau nhức trong thai kỳ
- Cách khắc phục khi bà bầu bị đau mông thường xuyên
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!