Bà bầu ăn măng cụt có ổn không, đặc biệt là các mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ? Măng cụt là một loại trái cây cực kỳ được ưu thích tại các nước châu Á. Cùng tìm hiểu xem liệu mẹ bầu có được ăn loại trái cây này không nhé.
Thành phần dinh dưỡng của măng cụt
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, thuộc họ Clusiaceae. Đây là loại trái cây có vị ngon ngọt, vỏ quả màu tím, có nguồn gốc từ Thái Lan và rất phổ biến ở khu vực đông nam châu Á. Theo các chuyên gia, 196g măng cụt chứa:
- Lượng calo: 143
- Carbs: 35g
- Chất xơ: 3,5g
- Chất béo: 1g
- Protein: 1g
- Vitamin C: 9% RDI; B9 (folate): 15% RDI; B1 (thiamine): 7% RDI; B2 (riboflavin): 6% RDI
- Mangan: 10% RDI
- Đồng: 7% RDI
- Magiê: 6% RDI.
* RDI: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày.
Lợi ích khi bà bầu ăn măng cụt
Những lợi ích chung của trái măng cụt
Thông thường khi ăn măng cụt, chúng ta có thói quen chỉ ăn phần thịt màu trắng và bỏ đi lớp vỏ cứng bên ngoài. Song theo các nhà khoa học, từ ruột tới vỏ của loại trái cây này đều có ích.
Vì chúng chứa hợp chất xathone, lượng chất này được tìm thấy nhiều nhất trong lớp vỏ màu tím có vị hơi đắng. Nếu biết tận dụng, trái măng cụt có thể vừa ăn vừa làm thuốc, mang lại rất nhiều lợi ích phòng và chữa bệnh như sau:
- Giảm béo
- Tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày
- Giảm cholesterol xấu
- Chống lão hóa
- Cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu
- Khử mùi hôi miệng
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
- Giúp điều hòa giấc ngủ và đem lại cảm giác hưng phấn
- Phòng bệnh tiểu đường type 2
Lợi ích riêng khi bà bầu ăn măng cụt
- Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
- Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Điều chỉnh đường huyết
- Trị táo bón
Bà bầu ăn măng cụt được không nếu bị tiểu đường thai kỳ?
Chắc hẳn, với nhiều lợi ích được đưa ra từ phía trên, có thể thấy măng cụt là loại trái cây nên được mẹ bầu ăn.
Còn với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì lại càng nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Vì trái măng cụt có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu và chống viêm khá hiệu quả.
Tuy nhiên, với tiểu đường thai kỳ, bà bầu ăn măng cụt cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng ăn phù hợp.
Bí quyết mua măng cụt ngon
- Nhìn vào phần đáy quả măng cụt và đếm xem bông hoa nhỏ này bao nhiêu cánh thì bên trong măng cụt có bấy nhiêu múi. Bạn cứ chọn quả nào có hoa bên dưới nhiều cánh nhất thì sẽ được lợi hơn.
- Tiếp theo, bạn ưu tiên lấy những quả có những vệt mủ màu vàng bám bên ngoài vỏ măng cụt. Các vệt màu vàng này tuy xấu và hơi ghê nhưng là dấu hiệu cho biết quả măng cụt này rất ngọt.
- Ngoài vệt màu vàng thì bạn cũng nên chọn những quả có vỏ rám màu xám và sần sùi thì sẽ ngon hơn. Đừng nên chọn những quả có vỏ đen bóng nhé, trông đẹp vậy thôi chứ ăn không ngon.
- Cuối cùng, để kiểm tra quả măng cụt đã chín chưa và có bị hỏng không thì bạn dùng tay ấn vào vỏ quả. Ấn đều 1 vòng quanh quả và thấy quả nào dễ ấn và mềm đều thì đây là quả đã chín ngọt và không bị hỏng.
- Ngược lại, nếu ấn vào vỏ mà thấy phần vỏ rất cứng có nghĩa là quả đó chưa chín. Hoặc khi ấn thì thấy có chỗ mềm chỗ cứng, cứng đến mức không ấn được thì ngay vị trí không ấn được đó có thể đã bị côn trùng đốt vào nên chai cứng.
Bảo quản để măng cụt tươi lâu
Vì kị gió nên nếu để ở ngoài măng cụt sẽ dễ bị héo và khô. Hãy cho măng cụt vào túi plastic và cất trong ngăn mát tủ lạnh.
- Nếu cho măng cụt vào túi plastic có đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ 13 độ C thì sẽ giữ được tầm 28 ngày.
- Còn nếu túi plastic kín và bảo quản ở nhiệt độ 2 độ C thì sẽ giữ được khoảng 49 ngày.
- Và nếu chỉ bảo quản ở nhiệt độ 2 độ C mà không dùng túi plastic thì sẽ bảo quản được khoảng 21 ngày.
Một vài món độc đáo từ măng cụt
Gỏi gà măng cụt
Bánh gạo hấp măng cụt
Gỏi tôm thịt với măng cụt
Salad sò điệp và măng cụt
Lườn cá biển áp chảo sốt măng cụt
Panna Cotta măng cụt
Sinh tố măng cụt
Bà bầu ăn măng cụt cũng như những loại trái cây khác, nên ở lượng vừa phải thì mới tốt. Và hãy nhớ mua trái cây tại những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mẹ nha. Loại trái cây này mà được hái ra từ vườn chín cây thì còn tuyệt vời hơn rất nhiều.
Xem thêm
- Q&A: Rủi ro và nguy hiểm khi mẹ bầu xét nghiệm adn?
- Lên kế hoạch nghỉ thai sản với 4 bước quan trọng không thể thiếu dành cho mẹ bầu
- Điểm danh các ‘thực phẩm vàng’ cung cấp chất sắt cho bà bầu thiếu máu