Bà bầu ăn chao được không? Mẹ bầu có thể ăn chao với liều lượng thích hợp để hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên mẹ bầu bị huyết áp cao, bệnh thận hay bị bệnh tiêu hóa thì không nên ăn chao.
Nội dung bài viết:
- Tìm hiểu về chao
- Bà bầu ăn chao được không?
- Cách ăn chao an toàn khi mang thai
- Thức ăn cần tránh trong thai kỳ
Tìm hiểu về chao
Xuất xứ từ Trung Quốc, chao trở thành món ăn phổ biến trong bữa ăn của nhiều nước Đông Nam Á.
Chao là món ăn gì?
Tại Việt Nam, chao hiện diện phổ biến nhiều trong gian bếp gia đình khu vực miền Trung và miền Nam.
Chao (đậu phụ nhự, đậu hũ nhũ) là một món ăn lên men từ đậu nành. Theo phương pháp sản xuất truyền thống, đậu hũ sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ. Kích thước trung bình khoảng 20 x 20 x 20mm. Sau đó, ta sẽ dùng khăn thấm khô đậu hũ. Món chao ngon sẽ được tạo ra từ đậu hũ thấm khô nhất.
Người ăn thường dùng chao làm thức chấm hấp dẫn dành cho các món luộc, nướng, lẩu. Nhiều bà nội trợ còn lấy chao làm gia vị ướp tôm, cua, cá hoặc các món xào thay cho nước tương, nước mắm để đổi khẩu vị.
Có thể bạn chưa biết ===>
Phân loại chao
Theo dạng thể tồn tại, chao được chia ra thành: chao nước, chao đặc, chao bánh, chao bột,…
Theo màu sắc, chao gồm có: chao trắng, chao đỏ, chao vàng…
Chao đỏ và chao trắng là hai loại chao được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Ăn chao có tốt không?
Chao là một loại thực phẩm lên men, chao có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Lượng protein trong chao cao hơn so với nước tương, nước mắm.
Chao chứa chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe của người sử dụng.
Bà bầu ăn chao được không?
Thực phẩm lên men ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng
Hành trình mang thai yêu cầu mẹ bầu phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Như vậy, sức khỏe của mẹ và thai nhi mới được đảm bảo. Sử dụng thực phẩm lên men sẽ giúp mẹ bầu tăng mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Hoạt động hệ tiêu hóa trong quá trình mang thai thường không tốt. Nguyên nhân chính là do hoóc-môn progesterone gia tăng. Thực phẩm lên men có nhiều vi khuẩn và enzyme có lợi hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Cung cấp vitamin và khoáng chất
Chao có chứa nhiều magie, phốt pho. Các vi sinh sẽ làm giảm axit phytic sau quá trình lên men. Giúp cơ thể tăng cường hấp thu chất sắt và tốt cho người mắc bệnh huyết khối là tác dụng khác của chao.
Trong chao có nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, magie, phốt pho, … Vitamin B2, B12 và canxi có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong quá trình ủ và lên men, lượng canxi trong chao vẫn được giữ ổn định. Lượng canxi này sẽ thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển hệ xương cho thai nhi.
Thực phẩm lên men được mẹ bầu sử dụng phổ biến thường là chao, sữa chua, yaourt trái cây, …
Cách ăn chao an toàn khi mang thai
Bất kỳ cái gì nhiều cũng không tốt. Mẹ bầu trong thai kỳ cần phải cẩn thận, kiêng cữ nhiều thứ. Chất ức chế trypsin trong chao sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy.
Nếu như thèm chao quá, mẹ bầu có thể chuyển sang dùng đậu phụ. Đậu phụ rán, đậu phụ nấu canh hay kho với thịt, … sẽ mang đến cảm giác ngon miệng mới lạ. Mẹ nên tiết chế lượng đậu phụ đưa vào trong cơ thể. Đậu phụ nên được ăn khoảng 100 gram/lần, tối đa 3 lần/ tuần, để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn chưa biết ===>
Mẹ bầu ăn chao nên lưu ý điều gì?
- Thực phẩm lên men rất dễ mất vệ sinh. Đặc biệt, đậu lên men không hợp vệ sinh sẽ chứa lượng nhôm, thạch cao, … Những chất này sẽ khiến hệ thần kinh và thận của mẹ bầu bị nhiễm độc.
- Nếu dị ứng với đậu nành, mẹ cũng có thể dị ứng với đậu phụ.
- Mẹ nên chọn miếng đậu hũ mềm, đặc ruột. Rượu ủ chao nên có nồng độ thấp (20-220). Mẹ nhỏ lên bề mặt nước tương ít dầu thực vật sẽ ngăn cản khả năng sinh trưởng của vi khuẩn.
- Chao chứa nhiều muối. Do đó, mẹ bầu bị huyết áp cao, bệnh thận không nên ăn chao.
- Mẹ bầu mắc các bệnh về dạ dày, thấp khớp tuyệt đối không nên ăn chao. Chất purine trong chao gây hại cho dạy dày, thấp khớp.
- Không kết hợp chao với mật ong để tránh rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy.
Thức ăn cần tránh trong thai kỳ
PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng – Trưởng khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã chỉ ra 1 số loại thực phẩm, đồ uống không tốt cho mẹ bầu:
Rượu, bia: Có thể gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD).
Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Cá kiếm, cá thu, cá mập, cá mòi…chứa nhiều thủy ngân có thể gây hại cho não, thần kinh của thai nhi.
Đồ sống, đồ tái: Có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng thai kỳ, có thể khiến mẹ sinh non, sẩy thai.
Caffeine: Trà, cà phê, nước ngọt, ca cao nếu dùng quá nhiều sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi.
Sữa, nước ép trái cây chưa tiệt trùng, phô mai: Chứa vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng, ảnh hưởng tính mạng em bé trong bụng mẹ.
Chao là thức chấm ngon, dễ tìm, tạo khẩu vị tốt khi ăn kèm rau củ. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lạm dụng mà hãy tiết chế khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguồn thông tin: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU TRONG 9 THÁNG MANG THAI – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Xem thêm:
- 4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu
- Bầu – 3 tháng đầu không nên ăn gì và cách để hạn chế ốm nghén…
- Mẹ bầu ăn rau củ muối chua có tốt không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!