Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn sò huyết? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây không phải là thực phẩm tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu bởi nhiều lý do.
- Tác dụng của sò huyết
- Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn sò huyết?
- Bà bầu sau 3 tháng có nên ăn sò huyết?
- Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn sò huyết
Tác dụng của sò huyết
Theo y học cổ truyền, sò huyết có vị ngọt, tính mặn, có tác dụng bổ huyết, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Sò huyết là nguồn cung cấp đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất như kẽm, magie, giàu dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể.
- Sò huyết có nhiều công dụng cho sức khỏe
Ngoài ra, ăn sò huyết đúng cách còn giúp cải thiện tình hình sức khỏe như:
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Tốt cho hoạt động của não bộ
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Giúp phái nữ có được làn da hồng hào, khỏe mạnh.
Như vậy, với người bình thường, sò huyết mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, liệu sò huyết có tốt cho mẹ bầu và thai nhi?
Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn sò huyết?
Mặc dù, sò huyết là loại hải sản giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời có nhiều công dụng điều trị các chứng bệnh thông thường, nhưng thực tế cho thấy không phải ai cũng sử dụng được sò huyết, vì nếu sử dụng không đúng đối tượng và sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Sò huyết là loại hải sản sống trong môi trường bùn nước, nên khả năng nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây ra các chứng bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, nhiễm giun… khi ăn sò huyết chế biến không đúng cách là điều không thể nào tránh khỏi.
- Đây có phải là món ăn phù hợp cho bà bầu?
Chính vì thế, những đối tượng có cơ địa dễ dị ứng cùng với hệ tiêu hóa kém như phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng sò huyết nếu không có thể dẫn đến ngộ độc, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Ngoài ra, sò huyết còn là loại hải sản có mức độ retinol rất cao. Đây vốn là chất có liên quan đến dị tật bẩm sinh trong cơ thể. Do đó, phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn sò huyết, để tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi về sau.
Bà bầu sau 3 tháng có nên ăn sò huyết?
Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, khi thai nhi đã phát triển hơn, đồng nghĩa với việc sức đề kháng của mẹ bầu cũng khỏe khoắn hơn, lúc này nếu ăn sò huyết với một lượng vừa phải và đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.
Giúp mẹ bầu phòng tránh thiếu sắt
Sò huyết chứa hàm lượng cao chất sắt, đây là vi chất quan trọng giúp bà bầu hạn chế tối đa tình trạng thiếu máu trong thời kỳ mang thai, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Nhờ đó mẹ bầu sẽ giảm thiểu được tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết thêm, thiếu máu ở sản phụ ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi.
Tình trạng thiếu máu dễ gây sảy thai, vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non. Thai phụ cũng phải đối diện với nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm…
Đối với thai nhi, tình trạng suy thai do suy dinh dưỡng là nguy cơ hàng đầu; trẻ sinh ra còn hay bị nhẹ cân, sinh non, vàng da sau sinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch về sau.
Tăng cường phát triển não bộ của thai nhi
Trong sò huyết còn chứa hàm lượng tương đối lớn chất axit béo Omega 3. Đây là thành phần quan trọng cho sự phát triển của não bộ, mắt của thai nhi.
Mẹ bầu nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu Omega 3 như sò huyết và các thực phẩm khác như cá hồi, các loại hạt và thực phẩm giàu chất béo tốt.
- Có lưu ý gì khi ăn không?
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn sò huyết?
Sò huyết là một thực phẩm bổ máu, cung cấp nhiều dưỡng chất. Đồng thời giúp thai nhi cứng cáp hơn với hàm lượng canxi có trong loại hải sản này. Tuy nhiên, bà bầu ăn sò huyết nên có một chế độ hợp lý, không được quá lạm dụng.
Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn sò huyết 2 – 3 lần/tháng. Bởi loại hải sản này có chứa nhiều ký sinh, ăn với hàm lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy… Nếu có các biểu hiện này, mẹ bầu cần được đi khám ngay lập tức.
Khi mua sò huyết để chế biến món ăn trong thai kỳ, mẹ tuyệt đối phải chọn sò tươi, ngon. Khi chế biến, đảm bảo sò phải chín kỹ và điều quan trọng là mẹ bầu tuyệt đối không được ăn sò huyết sống hoặc tái.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!