Nếu bạn chưa biết, ảnh hưởng của cha mẹ tồi có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ em cũng trải qua stress y như người lớn. Có đến 13% trẻ em gặp phải lo lắng và khủng hoảng vì lớn lên trong môi trường không lành mạnh. Mối quan hệ tồi tệ giữa cha mẹ có thể gây ra vô số ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hiện tại và tương lai của con cái. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách để phòng tránh hậu quả.
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” đã là quan niệm hết sức cổ hù và sai lầm. Hãy để chúng tôi mách cho bạn 8 cách để loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực của cha mẹ lên con cái nhé.
1. Trẻ luôn thấy mệt mỏi vì phải tiếp nhận mọi cảm xúc tiêu cực từ cha mẹ
“Nói với ba là mẹ không muốn nói chuyện với ba nữa.” Những lúc chiến tranh lạnh, thay vì ngồi lại và giải quyếvới nhau thì nhiều cha mẹ lại chọn cách sai lầm là thể hiện thái độ không vui lên con cái. Những cảm xúc tiêu cực này của cha mẹ ảnh hưởng đến con cái một cách không ngờ vì trẻ sẽ bối rối và hiểu sai về người kia. Một nghiên cứu cho biết, nếu cha mẹ không kiểm soát được cảm xúc của bản thân thì sẽ vô tình tạo ra tác động xấu đến tâm sinh lý của trẻ.
Ngoài ra, theo khoa học con cái của cha mẹ có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc của mình có xu hướng đạt điểm cao trong môn toán và tập đọc.
Lời khuyên: Cố gắng kiểm soát hành vi và lời nói mỗi khi vợ chồng cãi nhau, đặc biệt là khi có trẻ gần đó. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc tham khảo sách vở. Vợ chồng bạn cũng phải thống nhất với nhau sẽ không dùng con cái như một cách để điều khiển đối phương.
2. Trẻ là nạn nhân của bạo hành tinh thần
Cứ mỗi trường hợp cha mẹ bạo hành tinh thần nhau sẽ xuất hiện tình trạng bạo hành gián tiếp lên trẻ nhỏ. Ảnh hưởng của cha mẹ lên con cái lúc này là cực kỳ rõ ràng: con cái trở thành nạn nhân vì phải hứng chịu hàng loạt những cảm xúc tiêu cực.
Lời khuyên: Rất khó để chấp nhận rằng chính bạn là một phần của vấn đề, nhưng bạn cần phải thành thật với chính mình trong tình huống này. Khi dám đối diện với nguyên nhân thì không khó để bạn tìm ra cách cải thiện vấn đề. Tham gia một buổi trị liệu với chuyên gia cũng là gợi ý hay nếu bạn cảm thấy cần.
Luôn nghĩ kỹ và “uốn lưỡi” 7 lần trước khi phát ngôn điều gì để tránh tổn hại đến tinh thần non nớt của trẻ nhỏ.
3. Trẻ thấy tội lỗi vì gia đình không hạnh phúc
Những cuộc cãi vã, những trận khẩu chiến hoặc thậm chí ly dị có thể khiến con cảm thấy tội lỗi vì không thể làm gì để giúp mối quan hệ giữa cha mẹ tốt đẹp hơn. Thậm chí, để hàn gắn cuộc hôn nhân trẻ còn có thể phản ứng theo những cách không ngờ như: la hét, khóc lóc hoặc không chịu làm gì hết.
Lời khuyên: Nhẹ nhàng thủ thỉ với trẻ rằng cha mẹ cãi nhau vì có những khúc mắc riêng và ly dị vì hạnh phúc cho cả 2. Điều cần nhất là phải giải tỏa tâm lý cho trẻ rằng trẻ không có bất cứ lỗi gì.
4. Chiều hư trẻ để giảm đi cảm giác tội lỗi của mình
Ảnh hưởng của ba mẹ đối với con cái đôi khi không dễ nhận ra. Ví dụ có nhưng cha mẹ khi quá bận rộn và không có thời gian cho con, họ sẽ mua thật nhiều đồ chơi hay kẹo bánh cho trẻ để giảm đi cảm giác tội lỗi.
Lời khuyên: Thay vì cứ dằn vặt và cảm thấy tội lỗi, bạn nên cố gắng sắp xếp công việc để dành thời gian cho con cái. Món quà tuyệt vời nhất với trẻ đôi khi chỉ là sự quan tâm, hỏi han của cha mẹ.
5. Trẻ không ý thức được giá trị của bản thân
Cha mẹ cũng cần coi trọng và để tâm khi trẻ nhen nhóm những suy nghĩ tiêu cực. Có những lúc trẻ có thể trở nên hung hăng và khó chịu, bắt nguồn khi chứng kiến những trận cãi nhau của cha mẹ. Trẻ thấy buồn bã, lo lắng vì mối quan hệ của cha mẹ nhưng không dám nói ra, lâu ngày hình thành nên tâm trạng ức chế ở trẻ.
Lời khuyên: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ bộc lộ suy nghĩ của mình, có thể qua các hoạt động như vẽ tranh hoặc kể chuyện. Ví dụ, hãy nhờ trẻ vẽ bức tranh gia đình. Khi chú ý vào các chi tiết nhỏ trong tranh, bạn có thể phát hiện được vấn đề gì đang làm trẻ lo lắng đấy.
6. Trẻ luôn thấy chán nản và phiền muộn
Theo một nghiên cứu, tính cách của mẹ ảnh hưởng đến con rất mật thiết. Người mẹ trầm cảm có thể kém ấm áp với con cái và dẫn đến ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến con cái trong tương lai.
Lời khuyên: Cha mẹ hạnh phúc sẽ tạo ra đứa trẻ hạnh phúc. Tìm một sở thích hoặc hoạt động gì đó mà bạn thích và thực hiện nó cùng với trẻ. Khi trẻ chứng kiến niềm vui và nụ cười của bạn, trẻ sẽ thấy vui vẻ và yêu đời hơn.
7. Trẻ bị buộc phải chọn 1 trong 2
Nhận thức non nớt của một đứa trẻ không thể xử lý được vấn đề trong mối quan hệ tồi tệ giữa cha và mẹ. Do đó, trẻ sẽ có xu hướng đứng về phía cha hoặc mẹ. Tuy nhiên, điều này là trái tự nhiên và sẽ để lại những vết thương lòng sâu sắc đối với trẻ. Vì vậy, cha và mẹ đều phải cho trẻ thấy tình yêu thương của cả 2 dành cho trẻ là như nhau.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị buộc phải chọn 1 trong 2:
Cáu kỉnh, không vui khi con đang ở với người kia
Phóng đại những lỗi sai của người kia
Lôi kéo người thân khác hoặc bạn bè để ép bé phải chọn 1 trong 2
Lời khuyên: Giải thích cho trẻ hiểu tình yêu của cha mẹ dành cho trẻ nhiều như nhau và tầm quan trọng của cả 2 trong cuộc sống của trẻ
8. Trẻ mang tâm trạng lo âu và sợ hãi
Trẻ con nhạy cảm hơn bạn nghĩ và dù không nhận thức rõ ràng, trẻ vẫn cảm nhận được mối quan hệ đang có vấn đề giữa cha mẹ. Mỗi đứa trẻ sẽ có một cách phản ứng với lo âu khác nhau như hung hăng, tự cô lập bản thân hoặc tỏ thái độ.
Lời khuyên: Dành thời gian gần gũi và tâm sự cho trẻ hiểu rằng một chút cãi vã là chuyện bình hường để cha mẹ hiểu nhau hơn và tình yêu cha mẹ dành cho trẽ vẫn không thay đổi.
Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là chuyện đơn giản và ảnh hưởng của cha mẹ lên con cái đôi khi thật khó kiểm soát. Nhưng chỉ cần hiểu gốc rễ vấn đề và học cách kiểm soát cảm xúc, cha mẹ hoàn toàn có thể tạo ra môi trường lành mạnh cho sự hình thành nhân cách và phát triển của con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!