Hãy ngừng ngay những câu hỏi vô duyên! Vì một cái Tết văn minh! Nếu thực sự quan tâm đến nhau, hãy đừng hỏi những câu hỏi thiếu tế nhị, quá cá nhân hay xen vào đời tư của người khác.
Tết là dịp “khó có một”, khi chúng ta được tạm ngả lưng sau một năm làm việc không ngừng nghỉ hay sau cả một chuỗi ngày dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, cỗ bàn cho những ngày Tết. Những câu hỏi thăm tưởng chừng quan tâm, hóa ra lại có thể làm mất lòng người trong cuộc.
Từ bao lâu, chuỗi câu hỏi: chưa chồng thì hỏi bao giờ cưới, cưới rồi thì hỏi khi nào đẻ, đẻ rồi thì hỏi bao giờ đẻ tiếp, đã trở thành những câu hỏi kém duyên. Đôi khi người hỏi không có dụng ý biết đích xác câu trả lời hay cũng không thực sư thân thiếtđến mức lo lắng quan tâm nhau, nhưng vẫn cứ hỏi!!
theAsianparent lọc ra 5 câu hỏi “kém duyên” nhất – nếu có đọc, bạn cũng nên tránh hỏi trong dịp Tết nhất gặp mặt đầu xuân này nhé:
1. Bao giờ lấy chồng/ gả vợ? Bao giờ cho bác ăn kẹo? Lớn rồi mà không chịu lấy chồng, mai mốt ế đấy!
Chuyện dựng vợ gả chồng thời hiện đại đã không còn ở mực thước “cha đặt đâu con ngồi đấy”. Đô tuổi trung bình lấy chồng gả vợ đã muộn hơn rất nhiều so với quãng chục năm trước và đặc biệt là đối với các thế hệ đi trước. Vì vậy, câu hỏi rất nhiều bạn trẻ phải đối mặt ” như một miếng trầu mở đầu câu chuyện” này lại không hề dễ chịu gì.
2.”Có bầu chưa?”, “khi nào đẻ?
Với những cặp đôi mới cưới hay cho dù đã cưới 1-2 năm: câu hỏi miết đi miết lại sẽ là:
“Có bầu chưa?”, “khi nào đẻ? “Đẻ con trai hay con gái?” , nếu chưa sẽ là “Khi nào cho cô có cháu bế? Sao cưới lâu rồi mà chưa đẻ? hay ác hơn là “Vợ chồng mày có làm sao không mà mãi chưa chịu đẻ?”
Những câu hỏi không thực sự với dụng ý tìm câu trả lời nhưng lại mang tính thúc giục tò mò. Người trong cuộc, cho dù có kế hoạch hay không không không dễ trả lời.
Vì thế, nếu gặp gỡ trong dịp Tết, hãy tinh tế và “ngoại giao” hơn. Hãy để bầu không khí đón xuân tràn đầy những tiếng cười và ôn lại cả một năm, thay vì căng thẳng với vô vàn câu hỏi “kém duyên” này!
3. Dạo này trông béo lên đấy nhỉ? Ăn gì mà béo thế này? Tết này tròn trịa quá, suốt ngày ngủ nên béo phải không?
Những câu nói rất nhạy cảm với các chị em vào ngày Tết. Bởi chuyện cân nặng dáng vóc vốn làm nhiều chị em phải đau đầu. Cố gắng giữ form, để diện đồ Tết…. chỉ một câu hỏi kém duyên kia có thể làm nhiều chị em mất ăn mất ngủ đấy!
Hãy ăn tết văn minh! Chọn câu hỏi lịch sự nhé!
4. Lương khá không? Tết được thưởng nhiều không? Cho bố mẹ được mấy đồng Tết?
Cỡ mấy chục triệu? ( Cho bác vay! (!!!)
Một vấn đề nhạy cảm nữa là về tiền nong, lương bổng. Không ít người ái ngại khi bị hỏi về lương lậu , thưởng Tết. Nếu bạn cảm thấy khó xử, khó trả lời, hãy nhẹ nhàng đáp lại bằng câu trả lời chung chung ” đủ tiêu”, “đủ sắm Tết” hay “có đồng ra đồng vào”….để dòng câu hỏi chững lại ở đây.
Nếu người hỏi tiếp tục hỏi gặng, xin chia buồn, họ đang quá tò mò về đời tư của bạn.Hãy lái sang vấn đề khác để thoát khỏi câu hỏi vô duyên này, hoặc mở bằng những câu hỏi khác”….hoặc lẳng lặng bắt tay vào việc khác!
5. Năm mới định thế nào? định đi đâu? chúc Tết các sếp chưa? Đi cô thầy cho mấy đứa nhỏ chưa?
Tiếp tục là những câu hỏi khá cá nhân riêng tư về kế hoạch năm tới hay những hành động chi tiết, cụ thể. Việc đi chúc tụng hỏi han ai cũng có thể được coi là chuyện cá nhân. Những câu hỏi tưởng chừng như lo lắng, quan tâm nhau lại trở nên “kì cục, kém duyên nếu bạn không thân lắm! Những gì thuộc về cá nhân thì không nên đào xới!
VẬY TẾT GẶP NHAU NÊN HỎI GÌ?
Như truyền thống của nhiều nơi, mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 tết Thầy. Nhiều gia đình vẫn ưu tiên thăm hỏi nội ngoại trước rồi mới đến bạn bè. Tùy theo mức độ thân thiết và có lâu ngày gặp nhau hơn mà bạn nên chọn “mẩu chuyện” để hỏi thăm, chúc tụng nhau.
Với những câu chúc Tết “An Khang Thịnh Vượng”, “Vạn Sự Như Ý”, “Tiền vào như nước sông Đà, tiền ra rỏ giọt như cà phê phin”, …hay những câu chúc Hài Hước hơn như “Chúc gia đình có thêm Heo Vàng”, thêm một thằng cu…cũng sẽ làm buổi gặp gỡ ngày Tết ấm cúng sum vầy hơn.
- Có thể hỏi về sức khỏe các bậc bô lão hay thông gia: như ông bà, bố mẹ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng…
- Nên hỏi về con cái, trẻ trong nhà, như năm nay lên lớp mấy, kỳ vừa rồi được “mấy phiếu bé ngoan”, được “học sinh tinh tướng” hay xuất sắc, chọn trường gì….
- Về gia đình nên hướng đến các vấn đề thời sự, thời tiết hay các cách làm đồ ăn tết, cách bảo quản, rồi sắm đồ ở đâu, ngon không, có tiếng không….
- Về chung chung của cả năm, có thể ôn lại nhiều mốc trong năm và những điểm mốc của gia đình hay tin tức theo dòng sự kiện của xã hội.
- Có thể chia sẻ với nhau mẹo chăm con nhỏ, những đặc điểm của trẻ khi ốm sốt, hay đến tuổi thay răng thay lợi….
- Đối với các anh “nhậu” câu chuyện sẽ rất rôm rả nếu mồi vào bia lên. Tuy nhiên, Tết nhất không nên “cố uống” hay uống vì nể. Vì đi chúc Tết thường là đi nhiều nhà, nếu không hạn chế rất có thể dấn đến say xỉn, hay gió máy mà trúng độc, cảm lạnh….
Tết đã gần tới nơi. Các chị em hãy sửa soạn quần áo, chăm sóc sắc đẹp thêm chút. Và luôn dắt vài bao lì xì khi đi thăm người thân hay chúc Tết nhé!! theAsianaparent cũng xin chúc gia đình một cái Tết ấm áp quây quần, một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và may mắn!!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!