Ăn gì sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để cơ thể vượt qua được những tác dụng phụ của vắc xin? Hãy tham khảo lời khuyên từ Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên – Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Ăn uống như thế nào sau khi tiêm vắc xin Covid-19?
- Đối tượng nào nên và không nên tiêm vắc xin Covid-19?
Ăn uống như thế nào sau khi tiêm vắc xin Covid-19?
Điều đầu tiên rất quan trọng đó là bổ sung đủ nước vì sau khi tiêm cơ thể sẽ thường xảy ra phản ứng sốt, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay thì càng dễ mất nước hơn. Bên cạnh sốt cao, sau khi tiêm vắc xin Covid-19 bạn còn có thể có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ. Vì vậy với thắc mắc ăn gì sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì bạn cần chọn ăn món ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo thịt, các món nước, súp yêu thích, hạn chế ăn những món ăn cứng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax mũi 2 sáng 26/3. Ảnh: bvphcntw
Bài viết liên quan:
Cần chuẩn bị gì khi đi cách ly tập trung, nhất là khi nhà có trẻ em?
Người sau tiêm vắc xin cần tránh uống bia rượu. Vì bia rượu sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn, dẫn tới chứng nhức đầu, mệt mỏi nhiều hơn.
Trong chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm ngừa, cần chú ý bổ sung các món ăn lành mạnh để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch cho cơ thể. Hoạt động của hệ miễn dịch rất cần các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm…. Bạn nên ăn nhiều loại rau, trái cây có màu sắc khác nhau. Hãy ăn các loại trứng, cá có mỡ, nấm, sữa để cung cấp Vitamin D cho cơ thể.
Ăn gì sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để cơ thể mau khỏe lại? Hãy bổ sung vào thực đơn các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gia cầm, các loại cá và tăng cường ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu hũ, các loại hạt…
Đối tượng nào nên và không nên tiêm vắc xin Covid-19?
Để trả lời những thắc mắc về việc tiêm chủng ở Việt Nam đối với vắc xin ngừa Covid-19, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có ý kiến:
Nếu đang dị ứng nặng, như bị nổi mề đay sau khi ăn hải sản, sưng mặt; say cà phê, rối loạn nhịp tiêm thì có tiêm vắc xin được không? Nếu đang bị dị ứng nặng với một thuốc nào đó thì hãy hoãn chích ngừa, chờ cơ thể ổn định lại.
Có thể bạn chưa biết:
- Bệnh nhân viêm gan mãn tính có được tiêm vacxin không? Nên tiêm nếu tình trạng bệnh ổn định.
- Rối loạn tiền đình có được tiêm vacxin không? Có thể tiêm cho đối tượng này.
- Người bị tiểu đường nên tiêm vacxin
- Người lớn tuổi rất nên chích vắc xin nhưng phải chờ có chỉ định sau khi thăm khám.
Người bị tiểu đường nên tiêm vacxin Covid-19
Nếu tiêm vacxin rồi thì có nguy cơ nhiễm bệnh không? Người được tiêm vắc xin đúng cách thì vẫn có thể mắc bệnh nhưng chỉ mắc bệnh ở tình trạng bệnh nhẹ. Nước ta chỉ có một nhóm đối tượng ưu tiên, và người trong khu vực nguy cơ cao đã được tiêm ngừa nên tất cả những ai đã được tiêm vắc xin thì vẫn không được chủ quan. Nếu không tuân thủ 5K nghiêm ngặt, sẽ có trường hợp người đã chích vacxin nhiễm bệnh và lây cho người thân trong gia đình vẫn chưa được chích thì sẽ rất nguy hiểm.
Tiêm được một mũi rồi thì có kháng thể chưa hay phải đủ hai liều? Trong nghiên cứu của Bệnh viện Nhiệt Đới, là nơi tiến hành tiêm vacxin đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh ở đợt tiêm ngày 8.3.2021: 14 ngày sau khi tiêm đã xác định kháng thể chống lại virus trên 86% người được tiêm.
Nguồn thông tin: Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào? – VnExpress; Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!