Nếu bạn gặp phải những cơn ác mộng sau sinh, hãy biết rằng bạn không hề cô đơn.
Đối với nhiều bà mẹ, việc thức đêm để chăm sóc và cho con bú là chuyện quen thuộc và rất bình thường. Tuy nhiên, còn một lý do khác cho việc thức trắng đêm: những cơn ác mộng sau sinh.
Trong cơn ác mộng này, bạn thường mơ thấy con mình đang gặp nguy hiểm. Nó thật đến nỗi một số mẹ không dám đi ngủ, dẫn đến kiệt sức về cả tinh thần và thể chất.
Nếu bạn cố thức dậy, cơn ác mộng tiếp theo sẽ khiến bạn tỉnh giấc. Bạn lao đến kiểm tra xem con còn thở và còn sống không. Bé con vẫn say ngủ – nhưng bạn vẫn rất hoảng sợ.
Ác mộng sau sinh không phải hiếm gặp, vì vậy hãy biết rằng bạn không hề cô đơn. Hầu hết các bà mẹ đều từng trải qua.
Giải mã ác mộng sau sinh
Bạn có biết tại sao mình gặp ác mộng sau sinh?
Mặc dù nó xảy ra với hầu hết các mẹ nhưng bất ngờ là không có nhiều thông tin về vấn đề này. Nghiên cứu trước đây được tiến hành trên tạp chí Sleep nói rằng:
- 73% phụ nữ mới sinh cho biết họ đã gặp ác mộng về em bé bị nguy hiểm.
- Nhiều phụ nữ gặp ác mộng sau sinh nghĩ rằng những gì xảy ra trong mơ sẽ lặp lại trong cuộc sống thực tại của họ.
- 42% vẫn lo lắng ngay cả sau khi thức dậy.
- 60% lo lắng rằng có điều gì đó thực sự xảy ra với con họ và phải kiểm tra bé ngay lập tức
Nằm mơ thấy con mình chết khá phổ biến với các bà mẹ mà thậm chí còn có một từ viết tắt cho nó: giấc mơ BIB (Baby in Bed).
Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể không muốn nói về nó. Vì làm như vậy có thể làm cho trải nghiệm trở nên “thực” hơn. Ngoài ra còn có sự kỳ thị xã hội liên quan đến vấn đề này. Đừng lo lắng, khoa học đã lý giải được bí ẩn về những cơn ác mộng này.
Nguyên nhân gây ra ác mộng sau sinh?
Tore Nielsen – giám đốc phòng thí nghiệm Giấc mơ và Ác mộng tại Đại học Montreal và là tác giả của nghiên cứu về giấc ngủ. Theo ông, ác mộng sau sinh hiện ra sống động như thật và dữ dội do hiệu ứng hồi phục REM.
REM là viết tắt của “chuyển động mắt nhanh”. REM xảy ra trong một giai đoạn ngủ liên quan đến hoạt động trí não và giấc mơ. Nó thường lặp lại mỗi 1,5 giờ.
Khi bạn không ngủ đủ giấc (ví dụ sau khi chăm sóc em bé), cơ thể bạn cần được ngủ bù.
Lần sau khi bạn đi ngủ và ngủ sâu hơn, những giấc mơ diễn ra thật và cực đoan hơn. Liên hệ điều này với sự mất cân bằng nội tiết tố và việc chăm con suốt 24/7. Không có gì lạ khi các mẹ lại có những cơn ác mộng đáng sợ như vậy.
Ác mộng sau khi sinh không đến với người mẹ tồi
Thật đáng ngạc nhiên, gặp ác mộng là dấu hiệu cho thấy bạn là một người mẹ tốt.
Bà Wendy Davis, giám đốc điều hành của Postpartum Support International đưa ra giải thích. Nhiều bà mẹ hiểu lầm tại sao ác mộng lại xảy ra với họ, khiến họ rất lo lắng.
Ban đầu, nhiều mẹ gặp ác mộng “hoài nghi mình là một người mẹ tồi hoặc đó là điềm báo điều gì đó”, Davis giải thích.
Cô tiếp tục giải thích, cơn ác mộng này xảy ra “bởi vì bạn gắn liền với con bạn.”
Bằng chứng rất đơn giản, khi nghiên cứu hình ảnh hoạt động não. Phần não về “những giấc mơ này chịu trách nhiệm xử lý về cảnh giác và bảo vệ, chứ không phải bạo lực”, Davis giải thích.
Lý do bạn gặp ác mộng sau sinh chính là bảo vệ con yêu của bạn
Thực tế, ác mộng sau sinh lại là cách để bảo vệ con bạn
Ác mộng sau sinh là một hiện tượng sinh học xuất phát từ sự tiến hóa. Những giấc mơ này là tiếng chuông báo động cho mẹ bảo vệ con mình vào ban đêm.
Cơn ác mộng đánh thức bạn dậy vào ban đêm có ý nghĩa đối với người tiền sử. Điều gì sẽ xảy ra nếu con vật nào đó lẻn vào? Những cơn ác mộng này sẽ giúp bạn bảo vệ bé.
Thật không may, tác dụng phụ của sự tiến hóa lại gây căng thẳng cho các bậc cha mẹ thời hiện đại. Tuy nhiên, Davis cho biết có những dịch vụ hỗ trợ cho các bà mẹ để ngăn chặn ác mộng sau sinh.
* Lưu ý rằng ác mộng khi sinh có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng hơn. Ví dụ lo lắng, trầm cảm sau sinh, hoặc thậm chí rối loạn stress sau sang chấn (PTSD – khoảng 9% phụ nữ có thể có PTSD). Tuy nhiên, hầu hết các cơn ác mộng xảy ra độc lập, không có triệu chứng khác.
Cách giảm bớt lo lắng sau khi thức dậy
Tiến sĩ Davis vạch ra các cách sau đây:
- Đầu tiên, tìm hiểu lý do tại sao những giấc mơ này xảy ra. Hãy nhớ rằng, nó xảy ra với nhiều bà mẹ khác, và là dấu hiệu tốt của liên kết lành mạnh với con bạn. “Nếu bạn coi nó là bình thường, bạn sẽ không thấy sợ nữa,” Davis nói.
- Thứ hai, tâm sự với ai đó về ác mộng sau sinh của mình. Một người bạn thân, đối tác hoặc thậm chí gọi đường dây trợ giúp (nếu bạn không ngại chia sẻ với họ).
- Sau khi thực hiện hai bước trên, hãy dẹp bỏ mọi lo lắng đi.
Davis cũng khuyên các bà mẹ trẻ tự trấn tĩnh sau khi gặp ác mộng. Hãy nghĩ rằng bạn đang dỗ dành con. Một câu thần chú như “Tôi gặp ác mộng vì tôi gắn bó với con” có thể giúp giảm bớt lo lắng.
Nguồn: Journal 1, Wendy Davis, Glamour
Theo theasianparen Singapore
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!