5 rắc rối mẹ bầu phải đối mặt trong thai kỳ
Được làm mẹ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban cho người phụ nữ. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ được trải nghiệm những khoảnh khắc kỳ diệu mà chỉ khi mang thai bé mẹ mới cảm nhận được. Tuy vậy vào thời kỳ bầu bí, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
- Ốm nghén
Thông thường khoảng 2/3 phụ nữ sẽ bị ốm nghén từ mức độ nhẹ đến trầm trọng trong thời gian mang thai. Các hiện tượng gây khó chịu cho mẹ bầu đặc biệt là vào 3 tháng đầu của thai kỳ có thể bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, bụng dạ khó chịu, nôm mửa thường xuyên (đặc biệt là khi mới ngủ dậy và ngửi phải các mùi lạ), v.v.
Vì sao mẹ bầu bị ốm nghén?
Đây là hiện tượng đơn thuần khi mang thai. Khi bắt đầu có em bé, lượng hóc môn HCG được sản sinh nhiều hơn mức bình thường. Hai loại hóc môn là Estrogen và Progenterone tăng vọt khiến cho hệ thần kinh khứu giác trở nên cực kỳ nhạy cảm, các hệ cơ quan trong cơ thể cũng bị kích thích ở mức độ cao hơn. Do đó sinh ra hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu.
Ốm nghén ơi – Mẹ bầu có cách xử lý rồi
Có người nói ốm nghén cũng chính là dấu hiệu để mẹ bầu yên tâm rằng bé đang lớn lên và phát triển khỏe mạnh. Vậy để những cơn ốm nghén không làm mẹ bầu quá mệt mỏi, bạn có thể:
– Ăn làm nhiều bữa (5-6 bữa/ngày) và mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ, khi ăn nhớ nhai chậm và kỹ.
– Nên ăn ngay khi bắt đầu cảm thấy đói. Nếu để bụng quá trống rỗng sẽ càng dễ bị nôn ọe.
– Nhấp nước thường xuyên
– Trước giờ ngủ đêm nên lót dạ bằng đồ ăn dễ tiêu
– Buổi sáng thức dậy nên nằm yên một lúc rồi hãy từ từ chuyển sang hoạt động khác
– Không đánh răng ngay lập tức sau khi ăn vì thuốc đánh răng có thể kích thích khiến mẹ bầu dễ buồn nôn.
– Nhấm nháp các loại hoa quả chua, trà gừng hoặc trà thảo dược
– Tư vấn bác sĩ nếu triệu chứng ốm nghén quá nặng
- Rạn bụng
Với các mẹ bầu ngày nay, rạn bụng là một trong những nỗi lo khiến mẹ bầu vô cùng mất tự tin. Và một khi bụng đã rạn rồi thì thật khó có thể trở lại như trạng thái căng mềm như ban đầu.
Vì sao mẹ bầu lại bị rạn bụng?
Thai nhi lớn lên nhanh chóng trong khi phần da bụng không kịp giãn ra theo đã hình thành nên các vết rạn nứt trên người mẹ bầu.
Rạn bụng ơi! Mẹ bầu có cách xử lý rồi
Mẹ bầu có thể giải quyết nỗi lo lắng này bằng cách:
– Chăm chỉ bôi kem dưỡng da ngay từ khi biết mình có em bé. Bôi hàng ngày và thường xuyên sau khi tắm sáng và tối sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da, ngăn ngừa rạn bụng khá hữu hiệu.
– Lựa chọn các loại kem dưỡng da có độ dưỡng ẩm tốt. Kem dưỡng ở giai đoạn thứ 2 và 3 của thai kỳ nên có độ đặc hơn so với kem dùng cho 3 tháng đầu.
– Mẹ bầu đừng nên tắm nước quá nóng, nếu là mùa hè có thể tắm nước ở nhiệt độ phòng để phóng tránh hiện tượng khô da do mất nước.
– Tuyệt đối không gãi bụng.
- Táo bón
Táo bón cũng là một trong những vấn đề phổ biến mà hơn một nửa các bà bầu mắc phải, nhất là khi bước vào thai kỳ thứ 2 và 3.
Vì sao mẹ bầu lại bị táo bón?
Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ phải giãn ra cho phù hợp với kích thước của thai nhi. Cũng vì thế nó sẽ chèn lên thành ruột, kéo theo khả năng hoạt động bài tiết của cơ thể người mẹ cũng sẽ khó khăn hơn so với bình thường. Thức ăn được giữ lâu hơn trong ruột già, dẫn đến việc mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với vấn đề táo bón.
Táo bón ơi! Mẹ bầu có cách xử lý rồi
Táo bón không khó chữa. Nhưng quan trọng hơn cả là mẹ bầu phải duy trì được một chế độ ăn hợp lý và thực hiện các điều dưới đây để trở thành thói quen không thể thiếu khi mang thai:
– Nhấp nước thường xuyên
– Theo dõi màu nước tiểu, nếu thấy có màng vàng đậm thì cần nhanh chóng bổ sung nước
– Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như gạo lức, các loại đậu và hạt, rau củ quả.
– Giảm ăn các loại thịt khó tiêu như thịt bò, thịt lợn, lòng mề.
– Chọn các loại thực phẩm protein dễ tiêu như trứng, cá, các món ăn từ đậu nành.
– Nghỉ ngơi đầy đủ và đi vệ sinh theo giờ giấc.
– Tránh suy nghĩ căng thẳng
– Ăn nhiều các thực phẩm giúp dễ bài tiết như nước mận, cá rốt luộc, đu đủ chín, sữa chua, …
– Tập thể dục hàng ngày với mức độ phù hợp
- Phù nề
Bé tăng trưởng nhanh, càng đến gần thời điểm sinh mẹ sẽ càng dễ bị phù nề. Đây là hiện tượng hết sức bình thường của các mẹ mang thai.
Vì sao mẹ bầu lại bị phù nề?
Từ tháng thứ 6 trở đi, cơ thể mẹ bầu cần tích trữ nước để giúp sản xuất thêm máu đưa đi nuôi thai nhi, ngoài ra cũng là để chuẩn bị cho bé chào đời.
Phù nề ơi! Mẹ bầu có cách xử lý rồi
Hiện tượng phù nề có thể xuất hiện từ tháng thứ 6 và bị nhiều nhất ở chân và gót chân vào buổi tối hoặc trong những ngày thời tiết nóng nực. Để giảm mệt mỏi do hiện tượng này, mẹ bầu cần:
– Giảm các loại thức ăn được nêm quá nhiều gia vị hoặc quá mặn.
– Điều chỉnh tư thế ngủ cho phù hợp như nằm nghiêng bên trái, kê gối đỡ chân.
– Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên.
– Chọn giầy dép mềm và thoải mái
– Ngâm chân vào nước nóng cho máu dễ lưu thông
- Chuột rút
Vì sao mẹ bầu bị chuột rút?
Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, cơ thể mẹ cần tích nước và các chất dinh dưỡng nhiều hơn. Do đó cân nặng của mẹ bầu cũng tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng đến hệ cơ xương. Hiện tượng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi mẹ bầu trở mình, duỗi người hoặc duỗi chân tay.
Nếu mẹ bầu bị chuột rút thường xuyên thì rất có thể cơ thể đã bị thiếu muối khoáng, đặc biệt là can xi và magie.
Chuột rút ơi! Mẹ bầu có cách xử lý rồi
Các mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để làm giảm hiện tượng chuột rút như:
– Mặc quần hoặc đai lót đỡ bụng bầu để làm giảm sức nặng của bụng lên cơ thể.
– Khi ngồi làm việc nên để thứ gì đó kê chân lên cao
– Dùng túi chườm nóng cho phần cơ bị căng, mỏi
– Nên nằm đệm cứng và nằm tư thế nghiêng trái, gối đỡ dưới chân.
– Thường xuyên mát xa chân
– Bổ sung các loại rau có màu xanh đậm, các loại hoa quả có màu vàng và màu đỏ tươi, các món ăn từ đậu nành, sữa bò, sữa chua,v.v.
– Tư vấn bác sĩ để được bổ sung thêm can xin.
Các mẹ bầu có thể bị một hoặc cả 5 vấn đề trên trong thời kỳ mang thai. Tất nhiên là không có một phương thuốc hay cách giải quyết triệt để nào cho những mệt mỏi này cả. Tuy nhiên hiểu và biết cách xử lý để giảm bớt mệt mỏi do những rắc rối này gây ra sẽ giúp mẹ bầu đi qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và hạnh phúc.
Mẹ Minki: Tổng hợp từ tạp chí The Asianparent Singapore
Bài viết liên quan:
Ăn gì để thai nhi phát triển chiều cao
LỜI KHUYÊN CHO BẦU: 5 nguyên tắc vàng để có một thai kỳ khỏe mạnh
5 MÓN ĂN CHO MẸ BẦU – Làm thế nào để con sinh ra tóc tốt, lông mày rậm, da đẹp
MẸ BẦU LƯU Ý: Hoa quả nên tránh ăn khi mang thai!