5 nhóm đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang hàng ngày ở TP.HCM bao gồm cán bộ, công chức sở, ngành, tiểu thương, người lao động đang làm việc tại các chợ, nhân viên bến xe….
TP.HCM đã xác định trên địa bàn có 322.126 người bắt buộc phải đeo khẩu trang hàng ngày
Sở Công thương vừa phối hợp với Sở Y tế báo cáo UBND TP xác định 5 nhóm đối tượng ưu tiên và bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày gồm:
Nhóm 1: Hơn 18.500 cán bộ, công chức, trong đó có 2.960 người làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các quận, huyện; phường, xã thường xuyên tiếp xúc với người dân đến làm thủ tục hành chính.
Nhóm 2: Hơn 194.000 tiểu thương, nhân viên, người lao động làm việc tại các chợ (chợ đầu mối và chợ truyền thống), siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi.
5 nhóm đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang: tiểu thương, nhân viên, người lao động làm việc tại các chợ
Nhóm 3: 73.000 nhân viên của 4.565 cơ sở lưu trú và khách sạn trên địa bàn.
Nhóm 4: Hơn 9.200 nhân viên bến xe, cảng hàng không, đường thủy, taxi, xe buýt.
Nhóm 5: Hơn 27.300 nhân viên của 3.414 bếp ăn tập thể (bệnh viện, trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất).
Số lượng khẩu trang sản xuất ra để phục vụ người dân trên địa bàn chỉ còn gần 689.000 chiếc mỗi ngày
Theo thống kê, tổng số đối tượng ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày gồm có 322.126. Theo tính toán, với nhu cầu sử dụng bình quân 3 cái/ngày/người thì số lượng khẩu trang cần thiết cho những nhóm người bắt buộc đeo khẩu trang là hơn 966.000 chiếc, trong khi số lượng khẩu trang sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn là hơn 1,6 triệu chiếc/ngày. Như vậy, số lượng khẩu trang sản xuất ra để phục vụ người dân trên địa bàn chỉ còn gần 689.000 chiếc mỗi ngày.
Người dân lùng sục mua khẩu trang trên đường Thành Thái, quận 10
Báo cáo với UBND TP.HCM về khả năng sản xuất mặt hàng khẩu trang của các doanh nghiệp trên địa bàn, Sở Công thương vừa phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường TP tổ chức 3 đoàn khảo sát và làm việc với 13 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Qua đó, 13 doanh nghiệp này báo cáo có thể sản xuất hơn 1,6 triệu khẩu trang/ngày.
Do đó, với nhu cầu sử dụng khẩu trang hàng ngày của các đối tượng bắt buộc phải sử dụng thì nguồn khẩu trang hiện có đủ đáp ứng. Số còn lại sẽ phục vụ nhu cầu của người dân.
Nhiều quầy thuốc, cửa hàng tiện lợi tại TP.HCM không còn khẩu trang do nhu cầu mua lớn
Sở Công thương phụ trách phân phối khẩu trang cho các hệ thống phân phối gồm BigC, Sai Gon Co.op, Aeon, Vinmart, bách hóa xanh, chuỗi cửa hàng tiện lợi và các chợ truyền thống. Sở y tế tổ chức phân phối khẩu trang trong hệ thống các nhà thuốc.
Sở Công thương đề nghị Sở Y tế thông tin đến các đối tượng ưu tiên bắt buộc phải sử dụng khẩu trang hằng ngày để nắm thông tin và giảm nhu cầu sử dụng khẩu trang. Đồng thời, Sở Công thương làm việc với Sở Tài chính tham mưu UBND TP xác định cơ cấu giá của mặt hàng khẩu trang y tế để đưa vào chương trình bình ổn thị trường nhằm được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Trước tình hình khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất, Sở Công Thương cho hay Bộ Công Thương đã chỉ đạo hệ thống tham tán thương mại tại những nước có nguồn nguyên liệu là vải không dệt như Malaysia, Ấn Độ… để giới thiệu cho các doanh nghiệp nhập nguyên liệu sản xuất.
Nguồn thanhnien.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!