4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu

Nhiều quan niệm dân gian đã không còn tính thời sự trong thời đại ngày nay. Đâu là những quan điểm sai lầm khi mang bầu mà các mẹ nên tránh trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày nếu muốn thai nhi khoẻ mạnh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quan điểm sai lầm khi mang bầu như ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh, uống nước dừa thì da con sinh ra sẽ trắng đẹp... đã được chứng minh là không có cơ sở khoa học. Hãy cùng nhìn lại phân tích khoa học về các quan niệm sau để thấy đúng sai như thế nào nhé:

  • Ăn trứng ngỗng thì con sẽ thông minh
  • Mẹ bầu ăn cá chép thì con sẽ có da trắng môi đỏ
  • Bầu uống nước dừa thì da con trắng đẹp
  • Ăn rau ngót gây sảy thai
  • Mẹ mang thai phải ăn nhiều gấp đôi bình thường

Ăn trứng ngỗng và ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh...

Thực ra trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt giá trị dinh dưỡng. Trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipid cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%).

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ có thai uống nước dừa sẽ sinh con da trắng trẻo và gột sạch nhau thai?

Thông tin “bà bầu nên uống bia để sinh con da trắng” và sự thật khiến mẹ té ngửa

Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.

4 Quan điểm sai lầm khi mang bầu trong vấn đề ăn sao cho tốt mẹ khoẻ bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Do đó, thay vì cố ăn trứng ngỗng, các bà mẹ mang thai nên dùng trứng gà.

Có nên ăn trứng ngỗng khi mang bầu? Nếu có trứng ngỗng thì cũng chia nhỏ quả trứng ăn làm nhiều lần hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu, nhất là ở những bà mẹ có nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.

Mẹ ăn canh cá chép con da trắng môi đỏ

Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều đạm và vitamin….có tác dụng an thai, chữa phù thũng khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, quan niệm ăn cá chép thì đẻ con da trắng, môi đỏ hoặc sinh con gái là không có cơ sở khoa học. Cá chép nếu được nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm thì có khả năng nhiễm kim loại nặng vì chúng sống ở lớp bùn nên cần cẩn thận khi mua.

Đặc biệt không nên ăn cá chép quá nhiều mỗi lần. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ ăn tăng thêm 10g đạm tương đương với 100g các chép tươi (tính cả xương), tổng lượng đạm một ngày cần khoảng 80g.

Uống nước dừa để đẻ con da trắng bóc như trứng gà

Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Tuy nhiên sau 3 tháng đầu bà mẹ mang thai có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lợi ích của nước dừa với bà mẹ mang thai: cung cấp nước và điện giải phù hợp cho cơ thể, lợi tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng chỉ nên uống lấy nước của 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.

Mẹ uống nước dừa nhiều thì con sẽ trắng đẹp là 1 trong những quan niệm sai lầm khi mang thai. Các nhà khoa học cho rằng màu sắc của da do sắc tố Melanin có trong da và chúng thường ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Chế độ dinh dưỡng không thể làm thay đổi màu sắc của làn da.

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu ăn cá chép trong thai kỳ có thực sự tốt như tin đồn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự thật về lời đồn sau sinh ăn rau cải ngay sẽ bị tiểu són khi về già

Rau ngót gây sảy thai?

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ không nên ăn rau ngót khi mang thai vì rau ngót có tác dụng làm sạch ruột, như vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến sảy thai, do đó chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc là khi bị sảy, nạo thai.

Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy (không phải nước rau ngót giã sống).

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Bà mẹ mang thai bình thường vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh, nhưng cần chọn loại tươi sạch.

Khi mang thai, mẹ bầu phải ăn nhiều gấp đôi bình thường?

Quan niệm "ăn cho 2 người" từ lâu đã được chứng minh là sai lầm, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Ăn quá nhiều gây tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ, tăng nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và khó khăn trong sinh nở.

Phụ nữ mang thai có cân nặng hợp lý và cơ thể khỏe mạnh thì không cần tiêu thụ thêm calo trong 3 tháng đầu tiên. Trong 3 tháng tiếp theo chỉ cần bổ sung thêm 340 calo/ngày và 450 calo trong 3 tháng cuối từ thực phẩm. Mẹ nên tập trung vào việc ăn uống lành mạnh thay vì cố gắng ăn nhiều hơn.

Các mẹ bị thừa cân béo phì nên có chuyên gia y tế tư vấn về chế độ dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng để đảm bảo khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis