3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, thời điểm bé lớn lên mạnh mẽ cũng như chuẩn bị sẽ chào đời. Vậy mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt…
Ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề thử thách sự can đảm, kiên nhẫn và tình yêu. Dinh dưỡng, dấu hiệu sinh, các triệu bất thường là những lưu ý cho bà bầu 3 tháng cuối quan trọng nhất.
Lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối: Dinh dưỡng là điều cốt yếu
Khoảng thời gian này là lúc bé con có sự thay đổi vượt bậc về kích thước, trọng lượng cơ thể, cũng như não bộ. Nếu mẹ bầu ăn uống quá ít, quá kén chọn do sợ tăng cân quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, nhất là hệ thần kinh.
Mẹ bầu hãy chú trọng bổ sung các loại thực phẩm chứa protein, sắt, kẽm, folic, iot… giúp bé phát triển tế bào thần kinh.
Thứ hai, từ tuần 27 trở đi là mẹ đã thấy sữa non xuất hiện. Bởi vậy ngoài các món ăn giúp con tăng cân, thì phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ để bồi bổ cơ thể giúp sản xuất sữa khi bé chào đời.
Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt như: thịt đỏ, cá, gan, đậu, rau xanh, trái cây giàu vitamin C… Bổ sung đủ sắt sẽ giúp hình thành thêm hồng cầu.
Đừng quên các thực phẩm giàu canxi để giúp thai nhi phát triển hệ xương, tạo sữa mẹ, ngăn chặn loãng xương, tê bì chân tay. Các loại thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ ăn uống là sữa, chế phẩm từ sữa, tôm cá nhỏ, ngũ cốc, rau xanh đậm…
Một nhóm chất cũng rất quan trọng trong giai đoạn này đó chính là vitamin C và D tăng cường đề kháng cho mẹ và bé. Các loại vitamin còn giúp gia tăng tế bào quanh núm vú, giúp mẹ bầu sau sinh có sữa về sớm hơn.
3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì về sự thay đổi và khó chịu trên cơ thể?
Càng về cuối thai kỳ cơ thể mẹ sẽ có thêm nhiều sự thay đổi rõ rệt. Cân nặng tăng nhiều hơn, cơ thể nặng nề và những cơn đau nhức xuất hiện với tần suất cao hơn. Thế nên, nếu muốn biết 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì thì đó là bà bầu phải đối mặt với:
- Cân nặng tăng “chóng mặt” khiến thân hình trở nên xồ xề, ì ạch. Chiếc bụng thì ngày càng trở nên kềnh càng vì bé yêu ngày càng phát triển.
- Những cơn chuyển dạ giả gây đau bụng, gò cứng bụng khiến mẹ bầu thêm lo lắng.
- Tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn, thậm chí mẹ phải rặn gây đau. Hậu quả là một số mẹ bầu còn bị trĩ, đau đớn mỗi khi đi ngoài.
- Tình trạng khó thở do các cơ quan bên trong cơ thể bị tử cung chèn ép. Từ đó, mẹ có cảm giác bị hết hơi.
- Cơ thể của mẹ bị phù nề nhất là bàn tay, bàn chân. Bởi lượng nước tích trữ trong cơ thể gia tăng. Lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối nêu tình trạng phù nề quá mức. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, không đi lại nhiều.
- Xuất hiện tình trạng són tiểu, chuột rút. Những cơn đau lưng, nhức mỏi, tê bì chân tay cũng ngày càng nhiều khiến mẹ bầu mất ngủ.
- Bị đau vùng xương mu và vùng kín thường xuyên nhất là khi lên xuống cầu thang do xương chậu bắt đầu giãn ra.
Cẩn trọng với các triệu chứng bất thường nguy hiểm đến thai nhi
Trong những lưu ý cho bà bầu 3 tháng cuối thì đây là điều mẹ bầu phải cực kỳ lưu tâm. Bởi ở thời điểm nhạy cảm này bất kỳ điều bất thường nào cũng có thể dẫn đến sinh non.
Mẹ bầu cần chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có các bất thường nào dưới đây thì phải đi khám ngay:
- Bị sốt cao không xác định được nguyên nhân
- Đi tiểu bị đau rát, buốt và có lẫn cả máu
- Đau vùng bụng dưới dữ dội, vùng kín ra máu
- Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi, vùng kín ngứa ngáy khó chịu
3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ
Điều quan trọng tiếp theo trả lời cho thắc mắc 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì, đó chính là những dấu hiệu chuyển dạ:
Máu báo
Trong thời gian mang thai từ lúc bào thai vào làm tổ ổn định trong tử cung. Mẹ bầu sẽ không bị ra máu vùng kín. Bởi vậy nếu xuất hiện máu ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên chuẩn bị tâm lý sắp đến ngày dự sinh. Tốt nhất hãy đến phòng khám để kiểm tra.
Hiện tượng rỉ ối
Để tránh nhầm lẫn với nước tiểu mẹ bầu cần lưu ý nước ối màu trong, không màu, không mùi. Để chính xác hơn có thể kiểm tra bằng giấy quỳ. Nếu giấy quỳ tím đổi sang màu xanh đen thì đó là nước ối.
Bé ít đạp hơn
Bình thường bé sẽ đạp khoảng 4 lần trong 30 phút sau mỗi bữa ăn. Nếu bé đạp ít hơn 4 lần trong thời gian trên thì mẹ hãy tiếp tục đếm trong 4 tiếng.
Mẹ có thể kích thích bé đạp bằng việc nghe nhạc, thay đổi thế nằm… Nếu bé đạp hơn 10 lần trong 4 giờ thì mẹ hoàn toàn có thể an tâm. Nếu số lần ít hơn hoặc chuyển động yếu thì mẹ phải đi khám ngay.
Xuất hiện các cơn gò thường xuyên hơn
Cơn gò kéo dài hơn hai phút, tần suất càng nhiều thì chính là dấu hiệu dự sinh chuẩn nhất. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra.
Trên đây là 4 điều quan trọng giải đáp câu hỏi 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì. Ngoài ra trong ba tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý không không nên làm việc nhà. Hay xoa bụng bầu, “yêu” quá nhiều, kích thích đầu ti, ăn mặn…. Chúc mẹ bầu sẽ có thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!