Các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đang trải qua hình thái thời tiết phức tạp. Đây là điều kiện cần để các bệnh ở trẻ em có cơ hội để lan rộng.
Dự đoán 3 bệnh ở trẻ em có xu hướng gia tăng trong tháng 5/2019
Hà Nội thì nắng mưa thất thường!
Các tỉnh miền núi phía Bắc thì sương mù dày đặc. Mưa dông, lốc xoáy thỉnh thoảng lại xuất hiện!
Miền Nam trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp!
Có thể nói, thời tiết này người lớn còn ốm huống gì trẻ con.
TheAsianParent dự đoán 3 bệnh ở trẻ em có xu hướng gia tăng trong tháng 5 này.
Bệnh viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản mang đến cho bé sự khó chịu
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trường khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), viêm tiểu phế quản là một bệnh lý viêm cấp tính đường hô hấp dưới xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Bệnh do virus tấn công gây viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (gọi là tiểu phế quản), có thể bội nhiễm dẫn đến viêm phế quản và dễ tái phát, biến chứng nguy hiểm.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây suy hô hấp nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Dấu hiệu của viêm tiểu phế quản
Bé khó thở khi bị viêm tiểu phế quản
– Trẻ bị ho, sốt, chảy mũi, sau đó là thở nhanh và suy hô hấp.
– Co rút lồng ngực.
– Trẻ bị tím tái khi bệnh nặng lên.
– Có thể sốt hoặc không.
– Lồng ngực của trẻ trở nên căng phồng.
Ban đầu là triệu chứng ho, khò khè, chảy mũi, sốt nhẹ trước vài ngày. Sau đó nhanh chóng dẫn đến tình trạng suy hô hấp ở trẻ.
Thể nặng cần phải nhập viện ngay là: Trẻ bú kém, li bì, cơn ngừng thở, thở nhanh, thở rên, phập phồng cánh mũi, co rút lồng ngực nặng, tím tái.
Bệnh viêm phổi
Viêm phổi ở trẻ em có nhiều nguyên nhân
Bệnh viêm phổi ở trẻ em trong mùa nắng nóng chủ yếu do virut, vi khuẩn, như phế cầu khuẩn hay virut cúm, virut hợp bào… khiến trẻ có sốt nhẹ, hoặc sốt cao liên tục, đau họng, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn. Khi đó, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi.
Bệnh nguy hiểm đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch.
Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em
Viêm phổi nếu không phát hiện kịp thời dễ dẫn tới biến chứng
– Do thời tiết nóng nực, trẻ thích ăn nhiều đồ lạnh rất dễ gây viêm họng, viêm đường hô hấp, nặng hơn là dẫn tới viêm phổi.
– Dùng quá nhiều điều hòa, nhiệt độ điều hòa thấp
– Không để ý thay quần áo cho trẻ khi ra mồ hôi
– Tắm ngay sau khi chạy nhảy cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ em.
Cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi
Bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng tránh
– Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Nhỏ mũi dung dịch sát khuẩn (natriclorit 0,9%), súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm.
– Dạy trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ.
– Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành.
– Giữ môi trường trẻ ở được trong lành, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
– Chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng, mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên thay quần áo để trẻ không bị lạnh hay ra quá nhiều mồ hôi.
– Tránh để trẻ tiếp xúc gần người ốm, đang bị viêm đường hô hấp.
Bệnh tiêu chảy cấp
Tiêu chảy thường do sinh hoạt không khoa học, ăn uống bẩn
Một loại bệnh ở trẻ em có nguy cơ gia tăng dịp tháng 5 này chính là bệnh tiêu chảy cấp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh và gây thành dịch lớn ở những khu vực dân cư đông.
Do bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn… có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn vệ sinh thực phẩm, thói quen vệ sinh của người dân. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng tránh
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
– Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.
– Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh – hy vọng rằng với việc dự đoán những bệnh ở trẻ em có khả năng gia tăng dịp tháng 5 nắng nóng này, bố mẹ sẽ chủ động trong việc chăm sóc con cái.
Theo GiaDinh
Xem thêm:
Trẻ ho nhiều về đêm Dấu hiệu của 3 căn bệnh nguy hiểm cha mẹ cần đề phòng
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh mẹ không được phép lơ là
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!