Mùa hè đến đồng nghĩa với thỏa sức bơi lội, vui đùa. Nhưng cũng từ đây, nhiều tai nạn thương tâm xảy ra. Dưới đây là những hiểu lầm về đuối nước mọi người cần để ý.
10 hiểu lầm về đuối nước hết sức nguy hiểm rất nhiều người mắc phải
Thế nào là đuối nước?
Biết bơi thì không bao giờ có thể đuối nước?
Càng bơi xa càng nguy hiểm. Còn bơi gần bờ thì an toàn tuyệt đối?
Nói chung, đã dính đến sông nước là một phần nguy hiểm…
TheAsianParent điểm mặt 10 hiểu lầm về đuối nước nhiều người mắc phải.
Có thể nhận biết đuối nước
Khi nào biết một người bị đuối nước?
Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về đuối nước phổ biến nhất là nhiều người tin rằng mình sẽ nhận ra khi nào có người đang bị đuối nước. Quan niệm này có thể khiến bạn không phát hiện ra người đang gặp nguy hiểm. Vậy nên cần đề cao cảnh giác và quan sát những người xung quanh.
Đặc biệt, ở khu vực sông suối, rất khó nói trước điều gì.
Nạn nhân sẽ vẫy tay
Bạn nghĩ sẽ nhìn thấy nạn nhân vẫy tay điên cuồng?
Bạn đã nhầm! Chỉ có trên phim thôi!
Nếu có ai đó đang cố vẫy tay và la hét cầu cứu, thì hãy hỗ trợ họ ngay lập tức. Còn nếu không cũng đừng chủ quan. Đa phần những người bị đuối nước thường cực kỳ sợ hãi. Song, họ không thể hét vì có hét cũng không ai nghe thấy.
Vậy nên, những dấu hiệu im lặng lại vô cùng đáng sợ khi ai đó sắp bị đuối nước.
Họ có thể bơi, họ sẽ ổn
Biết bơi không có nghĩa là an toàn!
Điều này đúng với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là trẻ em. Học bơi là việc làm rất thông minh. Tuy nhiên, các bài học bơi không giúp cho trẻ miễn nhiễmvới đuối nước.
Bạn cũng phải trông chừng trẻ khi xung quanh có nước và không để trẻ xuống nước một mình. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra chỉ vì chủ quan.
Nên nhớ, biết bơi không có nghĩa là an toàn tuyệt đối.
Đồ chơi bơm hơi trong bể là thiết bị cứu sinh
Hãy quên ngay hiểu lầm này. Các loại phao đeo tay, phao tròn hoặc phao vịt bơm căng đều không giống như áo phao. Tương tự, Quỹ nâng cao nhận thức an toàn trong nước của Mỹ khuyên không nên cho trẻ bơi với phao.
Lý do? Cảm giác an toàn sai lầm có thể khiến bạn dễ dàng quay lưng khi đang trông chừng trẻ.
Nhiều clip xé lòng khi trẻ dính vào phao bơi và chết đuối vẫn còn đó…
Đuối nước khô là có thật
Đuối nước khô cũng rất nguy hiểm
Không phải chỉ dưới nước mới chết đuối. Lên bờ rồi cũng có thể bị đuối nước khô. Đây là điều không phải ai cũng biết.
Những báo cáo về việc trẻ hít phải nước và sau đó bị chết là rất đáng sợ đối với các bậc cha mẹ.
Đuối nước khô chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Đây là một bệnh lý tương đối hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Đáng nói, nguy cơ này thường bị bỏ qua, cộng với việc thiếu kỹ năng sơ cứu kịp thời khiến nạn nhân dễ tử vong. Nhận biết được các triệu chứng đuối nước khô sẽ rất có ích để đảm bảo an toàn cho con. Đuối nước khô là một cấp cứu y tế đòi hỏi phải hành động kịp thời vì nó có thể ảnh hưởng tới tính mạng của con trẻ.
Nếu bạn lo lắng sau khi con bị nuốt hoặc bị sặc nước, các bác sĩ khuyên bạn nên theo dõi xem trẻ có bị ho dai dẳng, nhịp thở nhanh hơn hoặc xương sườn bị co rút trong khi thở hay không.
Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này hoặc lo ngại vì bất kỳ lý do nào, hãy gọi bác sĩ.
Bạn sẽ biết nếu họ giả vờ
Hãy nhớ bạn đã dọa cha mẹ bằng cách thả đầu bập bềnh trong nước như thế nào? Điều này không có nghĩa là người mà bạn thấy nổi bập bềnh trong bể bơi chỉ là đang đùa giỡn. Nếu bạn thấy ai đó im lặng và không di chuyển, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng họ vẫn ổn. Còn nếu thấy ai đó nằm ở dưới đáy của bể bơi, hãy hành động ngay lập tức.
Bạn không thể gặp rắc rối với việc “đùa giỡn”
Đừng bao giờ đùa giỡn với tử thần
Bạn đã nghe câu chuyện về chú bé chăn cừu chưa? Cũng tương tự như vậy! Không ai lấy cái chết ra để đùa giỡn cả.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, thở thật nhiều trước khi lặn hoặc cố gắng nín thở càng lâu càng tốt có thể khiến bạn gặp rắc rối. Cụ thể, bạn có thể bất tỉnh trong nước.
Bạn có thể biết nạn nhân đã ở dưới nước bao lâu
Chỉ mất một giây để một người trượt chân và rơi xuống bể bơi. Nhưng họ có thể không được một ai để ý đến. Đuối nước có thể xảy ra trong vòng vài phút. Bị chìm trong nước 6 phút có thể không cứu được.
Bạn không biết ai đó đã ở dưới nước bao lâu, đó là lý do tại sao bạn đã phải hành động nhanh chóng.
Phải nhảy xuống nước cứu người
Nên ném phao hoặc vật nổi cho người bị đuối nước
Nếu ai đó gặp nguy hiểm, bạn nên tiếp cận họ từ bên cạnh hoặc ném thứ gì đó để giúp họ nổi (như phao cứu sinh). Nhảy luôn xuống nước có thể khiến nạn nhân dìm bạn xuống trong cơn hoảng loạn, và khiến bạn có nguy cơ bị đuối nước. Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn sẽ phải xuống nước.
Tuy nhiên, ngay cả những người bơi có kinh nghiệm cũng có thể thấy khó kéo nạn nhân ra khỏi nước. Do vậy, nếu không tự tin về khả năng bơi lội của mình, hãy gọi cứu hộ hoặc kiếm thứ gì đó nổi được.
Luôn cần hà hơi thổi ngạt
Sau khi một nạn nhân đuối nước – người lớn hoặc trẻ em – đã được đưa lên khỏi mặt nước, điều đầu tiên bạn muốn làm là đặt họ nằm ngửa trên mặt phẳng và kéo duỗi cổ của họ. Chỉ riêng điều đó đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Đôi khi góc này có thể tạo ra sự khó chịu đủ để khiến nạn nhân bắt đầu thở.
Không nhất thiết phải hô hấp nhân tạo. Trừ khi, bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này.
Bắt đầu với ấn ngực trong hà hơi thổi ngạt
Bạn đã từng được khuyên nên thực hiện cả hà hơi thổi ngạt miệng – miệng và ép ngực. Nhưng nhiều kỹ năng mới cập nhật khuyên chúng ta chỉ nên cấp cứu bằng tay. Tuy nhiên, điều này đúng khi cấp cứu tim, giống như nếu ai đó bị đột quỵ. Trong trường hợp đuối nước, bước đầu tiên là thực hiện thổi ngạt, sau đó là ấn ngực, và gọi cấp cứu.
Hy vọng rằng, những hiểu lầm về đuối nước sẽ bị xóa bỏ. Từ đó, những vụ tai nạn thương tâm do đuối nước sẽ dần biến mất.
Theo Dantri
Xem thêm:
5 trẻ bị đuối nước và tử vong trong buổi dã ngoại cuối năm
Vừa xuống hồ bơi được vài phút, bé trai bất ngờ tử vong do đuối nước
Hà bá gọi tên, 8 trẻ đuối nước trong cùng một đội bóng
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!