Suy thai trong chuyển dạ: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Suy thai trong chuyển dạ: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Xử trí suy thai trong chuyển dạ như thế nào là tốt nhất? Bài viết dưới đây được tư vấn bởi Bác sĩ Lê Hồng Liên – Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Bác sĩ Liên đã có hơn 10 năm kinh nghiệm là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khoa Siêu âm tại bệnh viện đầu ngành sản phụ phía Nam – bệnh viện Từ Dũ. Đây là những nội dung mà mẹ có thể bổ sung kiến thức của mình:

  • Suy thai trong chuyển dạ là gì?
  • 5 Dấu hiệu nhận biết suy thai trong chuyển dạ.
  • Cách xử trí suy thai trong chuyển dạ khi phát hiện.
  • Kết luận xử trí suy thai trong chuyển dạ có quan trọng không?

Suy thai trong chuyển dạ là gì?

xu-tri-suy-thai-trong-chuyen-da

Mẹ bầu cần cẩn trọng với dấu hiệu suy thai trong chuyển dạ

Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nên được can thiệp y tế để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Suy thai đặt biệt trong chuyển dạ là 1 trong 3 nguyên nhân phổ biến dẫn tới nguy cấp cho bà bầu và thai nhi.

Tình trạng thai nhi thiếu Oxy khi nằm trong tử cung mẹ. Ban đầu, thai còn đáp ứng bù trừ bằng sự điều chỉnh, phân bổ máu để cung cấp Oxy đầy đủ cho não, tim, gan và giảm Oxy tới ruột, da. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị thiếu Oxy nhiều và kéo dài, không còn khả năng đáp ứng bù trừ, sẽ dẫn tới thiếu Oxy ở não, tim, và các chức năng khác, giảm chuyển hóa năng lượng trong điều kiện yếm khí, dẫn đến pH giảm, gây ra thai bị nhiễm toan.

Do đó, suy thai trong chuyển dạ thường để lại nhiều di chứng cho sự phát triển tâm lý và vận động của trẻ sau này và ảnh hưởng trực tiếp tính mạng của mẹ và bé trong lúc sinh.

Chính vì thế, mẹ bầu cần cẩn trọng và chú ý đến những dấu hiệu suy thai hơn vì suy thai luôn mang tính chất cấp tính, xảy ra đột ngột, rất nguy hiểm. Nếu không cứu chữa kịp thời, thai nhi sẽ phải đối mặt với những vấn đề về trí não và xảy ra tình huống đáng tiếc.

Mẹ có thể tham khảo:

Mẹ bầu đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?

Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh? Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con thứ hai?

5 dấu hiệu nhận biết bà bầu suy thai trong chuyển dạ

xu-tri-suy-thai-trong-chuyen-da

Mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh

  • Nước ối đổi từ màu trắng đục thành màu xanh hoặc màu vàng khi chuyển dạ.
  • Tim thai dấu hiệu thay đổi nhanh (trên 160 lần/phút), hoặc chậm (dưới 120 lần/phút/) hoặc không đều. Nhịp tim thai chậm thường là biểu hiện của suy thai. Nếu nhịp tim thai chậm, kéo dài trên 3 phút phải nghĩ ngay đến suy thai, đến gặp trực tiếp bác sĩ.
  • Khi theo dõi liên tục nhịp tim thai bằng máy Monitor sản khoa: Thấy xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn (Dip II), hoặc nhịp biến đổi hoặc nhịp dao động ít dưới 5 nhịp.
  • Siêu âm: Xác định lượng nước ối giảm (chỉ số nước ối giảm), giảm trở kháng ĐMNG.
  • Cử động của thai hỗn loạn: Lúc đầu thai đạp mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thai đạp chậm và sau đó thì ngừng.

Có thể mẹ chưa biết:

Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả! Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?

Thai 37 tuần đau bụng dưới: Có thể mẹ sắp chuyển dạ

Xử trí khi phát hiện suy thai trong chuyển dạ

xu-tri-suy-thai-trong-chuyen-da

Việc thăm khám định kỳ khi mang thai là cần thiết

Bà bầu cần được chuẩn bị đầy đủ kiến thức về suy thai, sức khoẻ, tâm lý tốt để thai kỳ thật an toàn và khỏe mạnh. Khi mang thai, bà bầu cần thực hiện khám thai đúng theo lịch và được theo dõi sát sao, đặc biệt với những người có nguy cơ bị suy thai cao.

Bác sĩ thăm khám sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết, để phát hiện suy thai và nhanh chóng xử trí suy thai trong chuyển dạ một cách kịp thời. Ví dụ như theo dõi nhịp tim thai (bằng ống nghe), soi ói, thử nghiệm Ocytocin, vê núm vú theo dõi bằng máy Monitor. Khi nhận biết dấu hiệu suy thai, tùy theo tiên lượng, bác sĩ cân nhắc chỉ định cho bà bầu đình chỉ thai nghén, gây chuyển dạ đẻ, nếu thất bại thì phải mổ.

Lưu ý bà bầu trong quá trình chuyển dạ

Trong chuyển dạ, bà bầu cần được theo dõi kỹ để kịp thời phát hiện dấu hiệu suy thai. Theo dõi thể trạng, tình trạng bệnh lý của người mẹ, đo nhịp tim thai 10 đến 15 phút/lần, theo dõi tình hình cơn co tử cung phù hợp với giai đoạn chuyển dạ. Ngoài ra, theo dõi nhịp tim thai liên tục bằng máy Monitor của sản khoa để phát hiện Dip II, Dip biến đổi, hay nhịp tim thai dao động ít hơn 5 nhịp.

Nếu nhận thấy dấu hiệu suy thai trong chuyển dạ thì bác sĩ sẽ chỉ định đỡ đẻ cho thai phụ bằng kẹp Forceps, không đủ điều kiện làm Forceps thì phải mổ. Trong trường hợp thai nghén do quá ngày sinh, đo thấy lượng nước ối giảm, có phân su sánh đặc thì nên thực hiện mổ gấp, không nên thử thách đẻ thường.

Kết luận xử trí suy thai chuyển dạ có quan trọng không?

Ngoài việc thăm khám định kỳ, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nhất là liên quan đến cử động thai, mẹ bầu cần được đưa ngay đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Xử trí suy thai trong chuyển dạ một cách nhanh chóng và kịp thời, sẽ giúp tình trang mẹ và bé ổn định, khỏe mạnh, thai nhi ra đời có sức khỏe tốt.

Nguồn tham khảo: Suy thai trong thai kỳ và suy thai trong lúc chuyển dạ: Dấu hiệu nhận biết – Vinmec International Hospital

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!