Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã khiến hàng trăm nghìn ông bố, bà mẹ khắp thế giới phải vừa làm việc vừa chăm con. Hãy học cách Giám đốc Brie Reynold, tác giả Julie Kratz, và doanh nhân Patrice Cameau làm việc tại nhà hiệu quả khi có con nhỏ bên cạnh.
Tạo lịch trình sinh hoạt cho bé
Là mẹ của một đứa trẻ 12 tuổi, 2 tuổi và 1 tuổi, Cameau nói rằng việc đặt ra một lịch trình nghiêm ngặt giống với ngày đi học bình thường rất hữu ích với cô. Đứa con 12 tuổi có thể tự làm bài tập về nhà. Nhưng 2 đứa bé hơn thì cần nhiều sự chú ý của mẹ. Mỗi sáng, cô gọi con dậy, ăn sáng, mặc quần áo cho chúng.
Cô sẽ cố gắng hoàn thành phần lớn công việc của mình trong thời gian con ăn trưa, ngủ trưa và thời gian con được dùng đồ công nghệ. Cameau nói: “Thành thật thì có những ngày tôi không đặt lịch cho con sau khi đi học về. Đây là lần đầu tiên. Vì tôi không biết chúng ta sẽ còn ở trong tình trạng này bao lâu”.
Giao tiếp, nhiều hơn mức bạn nghĩ là cần thiết
Reynold đã làm việc từ xa trong một thập kỷ. Cô nói rằng giao tiếp là điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến mọi lúc. Bạn cần mình bạch về việc bạn đang bị rối loạn với những nhu cầu của con. Do đó đồng nghiệp của bạn sẽ không cần bất ngờ.
Ví dụ bạn đang họp trực tuyến, thỉnh thoảng bạn có thể nói: “Có thể sẽ có một đứa trẻ bước vào phòng tôi. Tôi sẽ xử lý rồi quay lại ngay”.
Trong tình huống bình thường bạn sẽ không muốn nói thế. Nhưng trong trường hợp phải ở nhà làm không mong muốn, thông báo chuyện ngoài lề là điều cần thiết.
Bạn cũng có thể tạo một danh sách thông tin liên hệ khẩn cấp. Đồng nghiệp và cấp trên sẽ biết cần liên lạc với bạn như thế nào nếu cần những cuộc họp đột xuất.
Đặt ranh giới cho con
Reynolds cũng chia sẻ rằng việc đặt ranh giới cho con khi làm việc từ xa là điều cần ưu tiên, đặc biệt là với trẻ đã đi học. Hiện tại bạn có thể cho trẻ xem TV và chơi game nhiều hơn để trẻ ngoan ngoãn hợp tác. Tuy nhiên những lúc cần, hãy giải thích với trẻ rằng sự tự do ấy không được chấp nhận.
Ngoài ra, bạn cũng nên nói với trẻ khi nào thì bạn cần “không bị làm phiền”. Cô nói: “Tôi đã nhờ đứa con 6 tuổi của mình cắt dán kí hiệu “dừng” và “mời vào” cho phòng làm việc của tôi. Cậu bé biết rằng khi nhìn thấy bảng “dừng” thì không nên vào phòng trừ chuyện khẩn cấp. Còn bảng xanh “mời vào” cho thấy bé có thể vào phòng mẹ”.
Nghỉ ngơi
Bạn có thể cảm thấy áp lực phải làm việc quá mức khi ở nhà. Vì bạn muốn đồng nghiệp thấy bạn thực sự làm việc. Tuy nhiên Reynold cho rằng điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để nghỉ ngơi.
Nghỉ ngơi rất quan trọng khi làm việc tại nhà. Cô ấy gợi ý rằng sau mỗi giờ làm việc tập trung, bạn hãy dành ít nhất 10 phút nghỉ ngơi để ăn một bữa ăn nhẹ, đi bộ hoặc chơi với con. Bạn cũng có thể tập một bài tập yoga ngắn, tắm nước nóng hoặc nghe podcast yêu thích.
Khi dành thời gian nạp lại năng lượng, bạn cũng cần thông báo với sếp rằng: “Tôi sẽ rời đi khoảng 30 phút vào lúc 1 giờ chiều”. Nói ra khi bạn cần nghỉ ngơi hay cần giúp đỡ là điều rất quan trọng. Cũng không có hại gì khi bạn giúp đỡ một người đồng nghiệp cần được nghỉ ngơi vào lúc khác.
Đổi ca với vợ/chồng
Nếu bạn và chồng đều cần làm việc ở nhà, bạn có thể đổi ca với chồng để làm việc dễ dàng hơn. Reynolds chia sẻ: “Tôi phải dậy làm việc sớm. Chồng tôi sẽ dậy với con và làm bữa sáng, hay những thứ tương tự”. Sau bữa sáng, cô ấy và chồng sẽ thay ca trong cả ngày. Cả hai người sẽ có những khoảng thời gian không bị gián đoạn để làm việc.
Nếu không thể đổi ca với chồng, ví dụ như chồng Cameau không thể làm việc từ xa, cô chia sẻ rằng tuân theo lịch trình nghiêm ngặt và lên kế hoạch kĩ càng sẽ giúp ngày làm việc năng suất hơn. “Một điều tôi làm ngay khi thức dậy là dọn dẹp đồ chơi. Như vậy phòng khách không còn là khu vui chơi. Với tôi, dọn dẹp không gian ấy xong, tôi sẽ không phải dọn đồ chơi khi hoàn thành công việc vào lúc con ngủ trưa nữa”.
Các bà mẹ đang sáng tạo ra rất nhiều cách để vừa làm việc vừa chăm con hiệu quả. Còn bạn, bạn đang làm gì để có thể làm việc năng suất trong mùa dịch bệnh này.
Theo cnbc
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!