X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Sản phụ nghi nhiễm Covid-19 bị vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly

Mất 4 phút để đọc
Sản phụ nghi nhiễm Covid-19 bị vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly

Sau hàng giờ đồng hồ phẫu thuật cho bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly, các y bác sĩ trong ca phẫu thuật buộc phải tự cách ly ngay sau đó và nóng lòng chờ đợi kết quả xét nghiệm Covid-19 của bệnh nhân.

Gần 10 y bác sĩ mặc đồ bảo hộ cấp cứu cho nữ bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly tập trung

Đêm ngày 2/4, Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa Tây Ninh, bác sĩ Nguyễn Thái Bình chia sẻ, tại bệnh viện vừa rồi mới phẫu thuật cấp cứu cho trường hợp thai phụ bị vỡ thai ngoài tử cung khi đang trong thời gian cách ly tập trung tại địa phương do nghi nhiễm Covid-19.

Thông tin chi tiết nữ bệnh nhân đặc biệt này là chị N.L.T.U (22 tuổi, thường trú tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu) trở về từ Campuchia ngày trưa ngày 27/3. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa vào khu cách ly tập trung ở trường Tiểu học Long Thành Bắc (thị xã Hoà Thành).

Vo-thai-ngoai-tu-cung-khi-dang-cach-ly

Chị N.L.T.U bị vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly

Đến ngày 30/3, bệnh nhân gặp bác sĩ nói mình đau bụng. Y bác sĩ tại khu cách ly ban đầu chuẩn đoán chị bị viêm ruột thừa.

Nhưng triệu chứng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Phía khu cách ly không kiểm soát được nên đã liên hệ đến bệnh viện đa khoa tỉnh.

Nữ bệnh nhân ngay lập tức được chuyển từ khu cách ly đến bệnh viện Tây Ninh trong tình trạng đau bụng quằn quại, mất máu, huyết áp tuột, mạch nhanh, không ho, không sốt.

Vo-thai-ngoai-tu-cung-khi-dang-cach-ly

Bệnh nhân mất đến 1.500ml máu trong quá trình phẫu thuật

Sau khi các y bác sĩ thảo luận về tình trạng bệnh và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng, khoa Nhiễm và khoa Phẫu thuật chẩn đoán bệnh nhân sốc mất máu là do thai ngoài tử cung vỡ.

Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật khẩn cấp bởi ekip được trang bị bảo hộ kỹ càng, vì bệnh nhân chưa được xét nghiệm Covid-19.

Ca phẫu thuật được tiến hành lúc 10h30 sáng ngày 30/3, diễn ra thành công. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân mất máu, phải truyền 1500ml từ 4 đơn vị máu và nhờ hỗ trợ máu từ một bệnh viện khác.

Bệnh nhân sau đó đã tỉnh và được chăm sóc đặc biệt từ khu cách ly y tế khoa nhiễm BVĐK Tây Ninh.

Vo-thai-ngoai-tu-cung-khi-dang-cach-ly

Các bác sĩ bận đồ bảo hộ kỹ càng trước khi thực hiện phẫu thuật

Sau ca phẫu thuật vất và, các y bác sĩ tham gia phải tự cách ly để chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 từ nữ bệnh nhân U.

“Chúng tôi vui mừng khi nhận kết quả âm tính với Covid-19 của chị U. Anh em chúng tôi đã được trở về nhà.” – bác sĩ Thái Bình nói.

Bên cạnh tin vui, bác sĩ Bình cũng chia sẻ thêm những trường hợp thai ngoài tử cung và sự nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu điển hình khi thai ngoài tử cung bị vỡ

Bị trễ kinh, rong huyết, đau bụng vùng dưới. Có một cơn đau nhói dữ dội, sau đó có cảm giác rất mệt mỏi, có thể sắp ngất, nếu không được mổ kịp thời có thể dẫn đến tử vong trên đường cấp cứu.

Các trường hợp huyết tụ thành nang là tình trạng thai ngoài tử cung vỡ, máu chảy rỉ rả và tụ lại ở cùng đồ sau. Ruột mạc nối sẽ đến bao bọc khối máu và vòi trứng lại thành một khối nang.

Ngoài ra, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như thai ngoài tử cung chưa vỡ như rong huyết, đau bụng vùng dưới kéo dài, có lúc đau nhói, đau nhiều rồi giảm đi, sau đó lại có cảm giác đau muốn đi vệ sinh, muốn rặn hoặc đi tiểu lắt nhắt nhiều lần.

Vì tính chất nguy hiểm của tình trạng này, chúng ta nên thường xuyên theo dõi sức khoẻ và khám sức khoẻ định kì để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy đến.

Theo Kenh14

Xem thêm:

  • Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ bần cần biết!
  • Câu chuyện một bác sĩ bị sảy thai sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân – làm thế nào để phòng ngừa thai ngoài tử cung?
  • Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Thủy Tiên

  • Home
  • /
  • Tin tức chung
  • /
  • Sản phụ nghi nhiễm Covid-19 bị vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it