Lo lắng vì tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, mẹ cần phải làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Triệu chứng điển hình là những tổn thương da kèm theo ngứa. Khi xuất hiện tình trạng này, mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng, là bệnh viêm da tái phát, mãn tính. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó đặc biệt liên quan đến cơ địa dị ứng. Thông thường, da sẽ có một lớp hàng rào bảo vệ, hỗ trợ ngăn nước không bị bốc hơi. Nó cũng đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.

Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi xuất hiện tình trạng viêm da cơ địa, lớp bảo vệ da sẽ bị tổn thương. Lúc này, da sẽ bị khô và mất nước. Các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước gây ngứa ngáy.

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khá sớm. Bé có thể bị trong giai đoạn 3 tháng sau sinh và thậm chí kéo dài đến 5 tuổi. Theo thống kê, khoảng 30% trẻ mắc căn bệnh này trong năm đầu. Trong khi đó, có 30% trẻ sẽ phát bệnh trong 5 năm đầu. Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở trẻ lớn hơn chỉ vào khoảng 10%.

Thường thì bệnh sẽ biến mất khi trẻ vào giai đoạn trưởng thành. Song có những trường hợp bệnh sẽ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân

Di truyền là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm da cơ địa. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng làm bệnh khởi phát như dị nguyên trong không khí như len dạ, chất thải của rệp, sâu bọ và ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng. Tình trạng dị ứng một số loại thức ăn như sữa, cá, trứng, đậu tương… cũng gây ra viêm da.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da cơ địa

Triệu chứng

Khi mắc bệnh, tùy vào từng giai đoạn mà trẻ sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Cấp tính: Da nổi sần, xuất hiện đám da đỏ, nổi mụn nước, tiết dịch, da phù nề, đóng vảy tiết. Bệnh khu trú ở trán, má, cằm. Tình trạng nặng hơn có thể lan ra vùng thân mình và cánh tay.
  • Bán cấp: Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh nhẹ hơn. Da không phù nền hay tiết dịch.
  • Mạn tính: Da thâm dày, xuất hiện các vết nứt gây đau nhói, tổn thương ở các nếp gấp lớn, lòng bàn chân, lòng bàn tay, cổ tay, cổ, gáy…

Hướng dẫn điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Việc điều trị viêm da cơ địa nhằm giúp trẻ loại trừ các triệu chứng ngứa, làm dịu làn da, chống khô da và chống nhiễm trùng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mẹ có thể lựa chọn cách chăm sóc phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Điều trị viêm da bằng cây lá dân gian

Dân gian lưu truyền các loại thảo dược có khả năng điều trị bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh. Điển hình là lá trầu không, lá khế, lá trà xanh… Mẹ có thể sử dụng chúng để cho bé tắm. Ưu điểm của cách dùng thảo dược thiên nhiên này là gần gũi, an toàn, giá rẻ. Các loại lá giúp giảm ngứa, diệt khuẩn đồng thời hỗ trợ điều trị viêm da hiệu quả.

Tuy nhiên, vì đây là phương pháp dân gian nên không có tác dụng tức thì. Nó đòi hỏi sự kiên trì. Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo vệ sinh và không gây nhiễm trùng cho bé.

2. Điều trị viêm da bằng thuốc Tây y

Khi phát hiện trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng viêm da, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám. Tùy vào mức độ, bác sĩ có thể cho một số loại thuốc. Mục đích là làm dịu da, chống khô da, giảm viêm và giảm ngứa.

Bác sĩ có thể chỉ định trẻ sử dụng một số thuốc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số loại thuốc dùng để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như: thuốc bôi, thuốc dưỡng ẩm ngoài da, thuốc điều trị, thuốc đắp, thuốc bạt sừng và bong vảy, thuốc uống, các loại kháng sinh… Lưu ý, phụ huynh chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về bôi cho con để tránh phát sinh những tác dụng phụ.

3. Điều trị viêm da bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, bệnh viêm da gây ra bởi các chức năng thải độc gan. Ngoài ra, thận suy giảm, khí huyết lưu thông không đều cũng là nguyên nhân. Cơ chế chữa viêm da cơ địa theo Đông y là tập trung giải độc, tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng. Bác sĩ sử dụng các bài thuốc bào chế từ thảo mộc.

Phương pháp Đông y an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc Đông y.

Chăm sóc trẻ sơ sinh mắc viêm da cơ địa

Ngoài điều trị, phụ huynh cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khuyến khích cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nhằm nâng cao hệ miễn dịch
  • Giữ cho phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, độ ẩm hợp lý
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật
  • Theo dõi xem trẻ có dấu hiệu dị ứng không khi cho trẻ uống sữa, thực phẩm dinh dưỡng…
  • Sử dụng quần áo làm từ các chất liệu vải mềm, không bụi vải
  • Hạn chế cho trẻ mặc đồ len, dạ vì dễ gây kích ứng
  • Vệ sinh cơ thể bé bằng nước ấm
  • Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH thích hợp để tránh làm khô da của trẻ
  • Bôi thuốc dưỡng ẩm ngay sau khi tắm cho bé
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng tã lót để tránh gây hăm da
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và Omega-3 nhằm giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống viêm từ bên trong
  • Viêm da cơ địa là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mẹ nên đặc biệt chú ý để bảo vệ sức khỏe của bé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ